Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Whitney Houston - Queen of head voice trong âm nhạc đại chúng

Head voice (còn gọi là giọng đầu/giọng óc/giọng giả thanh) là một quãng giọng và một loại kĩ thuật sử dụng giọng hát của con người. Với các giọng nữ trong âm nhạc cổ điển, việc sử dụng head voice là một điều bắt buộc để thể hiện ca khúc. Cũng vì thế, các nữ ca sĩ cổ điển thường phải luyện tập rất bền bỉ và công phu để đạt đến trình độ sử dụng head voice tinh xảo. Với ca sĩ đại chúng chủ yếu hát bằng giọng thật, việc sử dụng head voice không bị bắt buộc, có thể dùng hoặc không, và nếu có dùng cũng chỉ điểm xuyết một số chỗ nhất định chứ không phải hát trong trong toàn bộ ca khúc. Vì thế, việc sử dụng và phô diễn head voice sao cho điêu luyện, tinh tế, hấp dẫn khán giả dường như thuộc về khả năng cảm nhạc, tự học hỏi, thẩm mỹ âm nhạc, tư duy, sự sáng tạo của ca sĩ nhiều hơn là việc được đào tạo bài bản một cách mô phạm. Do tính chất tự do, không bắt buộc của nhạc đại chúng nên những ca sĩ sử dụng head voice đến mức tinh diệu rất ít, và Whitney Houston là một trong những đỉnh cao nhất.



Điều đặc biệt nhất ở Whitney là cô không hề trải qua bất cứ trường lớp chuyên nghiệp nào. Tất cả những gì về head voice mà Whitney có được phần lớn nhờ sự dạy bảo của người mẹ là ca sĩ gospel Cissy Houston và do được lớn lên trong môi trường âm nhạc da màu với mẹ đỡ đầu là bà hoàng nhạc soul Aretha Franklin, người chị họ là ca sĩ nổi tiếng Dionne Warwick, cùng những người bạn thân thiết như ca sĩ Cece Winans, ca sĩ Chaka Khan, cộng thêm việc tự học hỏi các đàn anh, đàn chị đi trước, nhưng lại đạt đến một đẳng cấp head voice mà bất cứ ca sĩ nào cũng phải mơ ước. Ngoài ra, tôi cũng cho rằng, khả năng sử dụng head voice đến mức tinh diệu ở Whitney có mối liên quan tới diva opera Leontyne Price, người bà họ hàng xa của cô.

Trước khi đi vào phân tích, xin tóm gọn về khả năng sử dụng head voice tinh diệu của Whitney Houston trong mấy ý sau:

- Head voice có tính lirico, spinto và coloratura.

- Head voice có âm sắc của soprano và mezzo soprano.

- Head voice có âm sắc đẹp lạ thường.

- Head voice pha trộn cổ điển và hiện đại.

- Khả năng điều khiển âm lượng, tốc độ âm thanh bậc thầy trên head voice.

- Khả năng thực hiện nhiều kĩ thuật hoa mỹ trên head voice.

- Khả năng truyền tải cảm xúc mãnh liệt trên head voice.

- Khả năng sáng tạo vô biên trên head voice.

- Những tiên phong và cống hiến to lớn với âm nhạc đại chúng ở head voice.




1. Head voice có tính đa dạng và linh hoạt bậc cao

1.1. Head voice mang âm sắc của cả soprano và mezzo soprano

Vì Whitney có sự chuyển đổi loại giọng rõ rệt từ soprano sang mezzo nên head voice của cô cũng tương tự như vậy. Ở giai đoạn debut, head voice của cô mang âm sắc thanh, cao và sáng hơn, đúng nghĩa một soprano.

https://www.youtube.com/watch?v=GZoDTfzftnU

https://www.youtube.com/watch?v=CzMJw77ueJU

Đến giai đoạn sau mezzo, head voice cô trở nên dày và tối hơn.

https://www.youtube.com/watch?v=3BBgfG_CD_A

https://www.youtube.com/watch?v=6NkZSRYGtQA

1.2. Head voice mang sắc thái đa dạng

Whitney là một giọng spinto nên head voice của cô tận dụng triệt để được tính trữ tình và kịch tính ở những đoạn cao trào của loại giọng này. Ở các đoạn head voice trữ tình, cô sở hữu những đường legato mượt mà, bồng bềnh, vô cùng ấm áp và ngọt ngào. Tính nhẹ nhàng, mềm mại này hầu như không có ở các giọng hát da màu vốn đanh, dày, to, kịch tính. Người ta nói giọng hát Whitney là sự pha trộn giữa da màu và da trắng là vì vậy. Hãy thưởng thức những đoạn head voice trữ tình của cô qua các ca khúc sau:

0:43
https://www.youtube.com/watch?v=OCepTmI6nUg

0:04
https://www.youtube.com/watch?v=diToYaNJadk

0:46
https://www.youtube.com/watch?v=b8-FDizY-PA

Cô có thể hát cả bài với rất nhiều đoạn head voice mềm mại, ngọt ngào, chêm xen ở đầu hoặc đuôi câu hát. Chính việc chêm xen head voice một cách nhẹ nhàng, tinh tế, đôi khi màu sắc và cách chuyển giọng linh hoạt từ mix - falsetto - head voice to nhỏ, đảo nhau liên tục như vậy giúp Whitney tạo ra chất trữ tình - màu sắc đặc trưng khi hát nhạc gospel, khác hoàn toàn với lối hát kịch tính "xôi thịt" của các ca sĩ gospel da màu khác. Nhờ đó, Whitney đã có được thương hiệu nhạc gospel của riêng mình, khiến rất nhiều ca sĩ gospel giọng to, khỏe, kĩ thuật hơn cô phải mơ ước. Có một nhà phê bình từng nói rằng, ngày nay không có ca sĩ nào hát được gospel giống như Whitney đã từng làm. Hãy nghe các ca khúc gospel sau để cảm nhận điều đó:

https://www.youtube.com/watch?v=Vbrgwz9g_5g

https://www.youtube.com/watch?v=bflUJjH-puo

https://www.youtube.com/watch?v=XagR_T3K3KY

Với khả năng điều khiển hơi thở bậc thầy, Whitney có thể đổ những chuỗi head voice nhỏ li ti nhờ kĩ thuật pianissimo (kĩ thuật hát nhỏ tiếng (rất nhỏ) trong opera bel canto) hoặc chuyển đổi âm lượng nhỏ dần rất tinh tế. Rõ ràng, khả năng hát pianissimo là một lợi thế của giọng trữ tình mà rất hiếm ca sĩ da màu nội lực nào có được.

5:21 - nhả head voice rất nhẹ nhàng, thoải mái trên quãng âm thấp
https://www.youtube.com/watch?v=k-orpHbXbJE

0:33
https://www.youtube.com/watch?v=Vbrgwz9g_5g

0:50
https://www.youtube.com/watch?v=cyysDOc4TI4

1:34 - đổ head voice và vibrato ở quãng âm rất thấp
https://www.youtube.com/watch?v=5e9aqfi2aro

0:50
https://www.youtube.com/watch?v=Df5aaUbRx_s


Nhưng là một spinto, Whitney vẫn đủ sức đẩy head voice của mình lên đến mức gần kịch tính (tất nhiên là không được như các giọng thuần kịch tính), để tạo ra những cơn bão cảm xúc trên sân khấu. Cũng như pianissimo, kĩ thuật fortissimo (hát to tiếng) trên cressendo (chuỗi tăng dần âm lượng) được Whitney sử dụng rất thành thục trong nhạc pop.

7:14
https://www.youtube.com/watch?v=o8CGzhb7BJE

2:52 - thể hiện đúng chất hùng tráng, mạnh mẽ của quốc ca
https://www.youtube.com/watch?v=Z1QmeEdFOSc

3:45
https://www.youtube.com/watch?v=RcCNp8YWAnw

4:18
https://www.youtube.com/watch?v=fSBNi8PCb7Q

4:37
https://www.youtube.com/watch?v=0eGIo_SCrN8

10:05
https://www.youtube.com/watch?v=YtAoIX4698M

Khác với tất cả các spinto hay lirco khác, head voice của Whitney còn có tính màu sắc linh hoạt, khiến nhiều người cho rắng, nếu được học opera bài bản, cô sẽ trở thành một giọng nữ cao màu sắc chứ không phải spinto mezzo. Các kĩ thuật màu sắc trong head voice của Whitney sẽ được trình bày ở phần sau.

2. Kĩ thuật thượng thừa

2.1. Head voice mang tính operatic


Tự thân head voice đã mang bản chất operatic, được phân biệt với falsetto. Nhưng không nhiều ca sĩ đại chúng có thể làm nổi rõ tính operatic trên head voice như Whitney. Để làm được điều này, Whitney phải sở hữu một nền tảng kĩ thuật vững chắc, mới có thể kiểm soát hơi thở và đặt đúng vị trí âm thanh để hát những đoạn head voice với tần số rung nhanh, độ rền lớn đến như thế. Mời xem các live sau để thấy được điều này.

4:14 - vibrato với tần số nhanh trên head voice
https://www.youtube.com/watch?v=uUmmPexm_Uo

5:41
http://mp3.zing.vn/bai-hat/I-Will-Always-Love-You-The-Concert-For-A-New-South-Africa-Whitney-Houston/ZW6E8ZIZ.html

Tất nhiên, không thể không nhắc tới màn hát ngẫu hứng một đoạn nhỏ của Whitney trong La Donna e Mobile - aria nổi tiếng opera. Những chuỗi head voice được cô phát âm và phóng ra với tần số rung nhanh, độ rền lớn, màu sắc đậm chất opera. Nếu chỉ nghe mà không nhìn hình ảnh, sẽ chẳng ai biết đây là một ca sĩ chưa từng học qua một trường lớp thanh nhạc chính thống nào.

https://www.youtube.com/watch?v=Q2mMPz_a4vY

2.2. Những kĩ thuật thượng thừa ở head voice

Là một bậc thầy sử dụng head voice trong âm nhạc đại chúng, Whitney luôn sáng tạo và vận dụng những kĩ thuật phức tạp vào head voice của mình để biến tấu nó một cách linh hoạt nhất. Xin được giới thiệu một số kĩ thuật được sử dụng trong head voice của cô.

- Trong giới ca sĩ da màu, Whitney được nể phục vì khả năng kiểm soát hơi thở và âm lượng bậc thầy. Khả năng này được thể hiện rõ nhất trên head voice. Đây là kĩ thuật căn bản của opera bel canto mà Whitney đã học tập và vận dụng vào nhạc pop/r&b, đem đến một luồng gió mới cho âm nhạc thế giới (tất nhiên ở một ca sĩ pop, không thể đòi hỏi phải đạt tới chuẩn mực của ca sĩ opera). Trong thanh nhạc cổ điển, việc hát to nhỏ trong một làn hơi mềm mại, legato được gọi là HÁT ĐẸP. Một trong những năng lực đặc biệt của Whitney là bắn ra chuỗi âm lượng khác nhau trên nhiều cao độ. Hãy nghe cô duy trì F5 note ở các chữ "You" trong màn live sau.

3:12
https://www.youtube.com/watch?v=cyysDOc4TI4

Khi ca hát, đặc biệt với các giọng ca lớn, việc hát nhỏ tiếng (pianissimo) được coi là khó hơn nhiều so với hát to. Vì nhả hơi để điều khiển âm lượng nhỏ dần và nhỏ li ti trong một làn hơi dài kèm theo các kĩ thuật hoa mỹ trên những note cao thấp khác nhau không phải việc đơn giản. Nó đòi hỏi bạn phải có một hơi thở dài, khỏe khoắn và kiếm soát được nó một cách chắc chắn. Những ca sĩ đại chúng có thể hát pianissimo được như Whitney không nhiều. Và quan trọng hơn cả là cô đã sáng tạo nó thành công ở dòng nhạc R&B, mở màn cho những màu sắc âm nhạc mới, chứ không chỉ đơn giản là phô diễn việc hát to hát nhỏ cho đúng kĩ thuật. Ở kĩ năng phô diễn quãng mezzo piano (hát mềm mại, vừa phải), Whitney thậm chí có thể nhẹ nhàng hơn, với âm lượng rất nhỏ trên một chuỗi hơi dài bất tận.

4:07, 5:01, 5:11
https://www.youtube.com/watch?v=m315tMMOMt0

4:41, 5:00, 5:10
https://www.youtube.com/watch?v=CzMJw77ueJU

5:43
https://www.youtube.com/watch?v=lDcKu8L95tg

4:10, 5:00, 5:12
https://www.youtube.com/watch?v=lS1Cl9VZ36I

3:32
https://www.youtube.com/watch?v=GZoDTfzftnU

3:30 - rất mềm
https://www.youtube.com/watch?v=UwjdRC1PiUw

3:48 - rất mềm
https://www.youtube.com/watch?v=4NMOaZhYWgE

3:29
https://www.youtube.com/watch?v=WduniUgAkC8

2:20
https://www.youtube.com/watch?v=5e9aqfi2aro

1:57
https://www.youtube.com/watch?v=ipQ0fE0MRWQ

2:46
https://www.youtube.com/watch?v=-_swWLNcXXY

0:52
https://www.youtube.com/watch?v=Ka0sgVcUTrM


Đối lập với pianissimo là fortissimo (hát to tiếng). Ở điểm này, Whitney đã làm rất tốt như nhiều ca sĩ da màu khác, với những đoạn head voice căng tràn, nội lực, đanh dày, nhưng cũng không kém phần mượt mà.

2:08
https://www.youtube.com/watch?v=bflUJjH-puo

2:30
https://www.youtube.com/watch?v=Vbrgwz9g_5g

10:04
https://www.youtube.com/watch?v=YtAoIX4698M

0:38 - đẩy head voice G5 đậm tính operatic
https://www.youtube.com/watch?v=Q2mMPz_a4vY

Không dừng lại ở đó, năng lực làm chủ âm lượng cho phép Whitney có thể biến đổi âm lượng to nhỏ bồng bềnh theo hình sin xuyên qua chuỗi cressendo (tăng dần âm lượng).

2:21
https://www.youtube.com/watch?v=5e9aqfi2aro

Whitney thậm chí còn sử dụng được messa di voce (to - nhỏ - to trên một hơi), một trong những kĩ thuật khó của opera bel canto.

21:10
https://www.youtube.com/watch?v=PjMnh4bMWfM&list=RDPjMnh4bMWfM#t=484

Không giống những ca sĩ khác, Whitney có thể điều khiển âm lượng từ ban đầu và kiểm soát tốc độ phát triển âm thanh qua các đoạn cressendo subito (tăng lập tức) và cressendo poco a poco (tăng dần dần). Cressendo của cô rất điêu luyện, cô có thể thực hiện chúng ở nhiều quãng khác nhau. Ví dụ:

5:55 - Dal Niente
https://www.youtube.com/watch?v=lDcKu8L95tg

Kỉ lục giữ head voice của Whitney là 15 giây, đủ để thấy hơi thở của cô dài tới nhường nào.

1:27:23
https://www.youtube.com/watch?v=PjMnh4bMWfM&list=RDPjMnh4bMWfM#t=484

- Một điều đáng chú ý ở chuỗi âm lượng lớn của Whitney, là cô có thể làm nó sáng hơn và thực hiện trên hầu hết các đoạn chạy note. Đặc biệt hơn nữa, dù có chạy note nhanh đến thế nào, cô vẫn giữ được sự chính xác gần như tuyệt đối trên chuỗi note đó. Hãy xem các ví dụ sau để thấy được cách cô duy trì vibrato trên nhiều tốc độ khác nhau.

6:26 - Nhanh
https://www.youtube.com/watch?v=2aVByaDMpyk

2:55 - Rất nhanh
https://www.youtube.com/watch?v=CzMJw77ueJU


Trong những đoạn chạy note, Whitney cũng có nhiều quãng chuyển giọng từ giọng thật sang head voice với sự duy trì, ổn định cao trên tốc độ nhanh, mà vẫn đong đầy cảm xúc. Xem các ví dụ sau để thấy khả năng chuyển giọng tài tình của cô.

3:37 tới 3:48
https://www.youtube.com/watch?v=RcCNp8YWAnw

4:09
https://www.youtube.com/watch?v=oZJWo6-km5o

4:17
https://www.youtube.com/watch?v=fSBNi8PCb7Q

5:36, 5:47. 6:46
https://www.youtube.com/watch?v=o8CGzhb7BJE

2:36 tới 2:56
https://www.youtube.com/watch?v=Ip9i5NleIzE

4:40 - Chuyển head khi đang căng một làn chest mix rất dài hơi trước đó, đòi hỏi một túi hơi rất lớn
https://www.youtube.com/watch?v=ipQ0fE0MRWQ

2:50
https://www.youtube.com/watch?v=vR0kWX9zCR4

3:16 - Chuyển head trong một làn hơi rất dài
https://www.youtube.com/watch?v=t3htnObbDCs

1:03:29 - Chuyển từ belting cressendo sang head voice pianissimo tài tình. Đây là kĩ thuật độc đáo mà hầu như không ca sĩ nào dùng (kể cả opera lẫn đại chúng)
https://www.youtube.com/watch?v=PjMnh4bMWfM&list=RDPjMnh4bMWfM#t=484

1:27:04 - Chuyển từ head sang chest quãng trầm trong cùng một melisma
https://www.youtube.com/watch?v=PjMnh4bMWfM&list=RDPjMnh4bMWfM#t=484

1:42 - Chuyển head kèm melisma trên quãng âm thấp để làm mềm giai điệu
https://www.youtube.com/watch?v=o8CGzhb7BJE

5:44 - Chuyển head với tốc độ nhanh từ một chuỗi scat singing giọng ngực rất nhanh trước đó (một làn hơi cực khỏe)
https://www.youtube.com/watch?v=o8CGzhb7BJE

6:39
6:46 - Chuyển head nhanh kèm vibrato diminuendo kéo dài
https://www.youtube.com/watch?v=o8CGzhb7BJE

Quan trọng hơn cả là vấn đề connect giữa chest mix và head voice. Hầu hết các ca sĩ da màu khi cover I will always love you lên đến đoạn "love you.. ú ú à a a..." đều phải dùng mix voice, vì đoạn đó đang căng, dễ bị tắc head, không thể chuyển head voice kịp, hay nói cách khác là không có đủ hơi để chuyển sang head voice. Trong khi Whitney hát chỗ đó còn đủ hơi và linh hoạt tới mức, đang căng như vậy mà vẫn luyến sang head voice, thậm chí âm lượng vẫn không hề nhỏ đi.

2:32
https://www.youtube.com/watch?v=Ka0sgVcUTrM


2:05
https://www.youtube.com/watch?v=YN2Mp6gu8N0

Hay như trong ca khúc này, Whitney có sự chuyển giọng liên tục từ head sang fal, rồi sang mix một cách tài tình trong cùng một legato, rất vững vàng.

0:14, 0:35
https://www.youtube.com/watch?v=YGyBZhwT_MI

Whitney còn có thể chuyển sang head khi đang đóng tiếng căng tràn rồi lại chuyển về đóng tiếng rất dài trong cùng một làn hơi.

4:43
https://www.youtube.com/watch?v=k0Ix86lTSWw

Ở những kĩ thuật chuyển giọng khó, Whitney có một cách hát, cách nhả chữ vô cùng tinh tế mà không phải ai cũng sáng tạo được. Đó là việc chuyển đột ngột sang head voice khi đang hát căng hoàn toàn ở chest/mix voice và nhả head voice ngẫu hứng trong mọi âm tiết (nếu cảm thấy cần thiết), nhưng không phải tiếp nối sự kịch tính mà để làm mềm câu hát, trang trí cho giai điệu trở nên đẹp hơn. Cô có thể nhả head với tốc độ chuyển giọng, giữ note rất nhanh, tới mức khán giả không kịp nhận ra sự chuyển giọng này, chỉ cảm nhận được rằng câu hát rất mềm mại, dù là một bài uptempo nhanh. Đây cũng là cách hát đặc trưng của Whitney, giúp cô tạo cảm xúc và độ mượt mà tối đa, tránh sự phô diễn vô cảm hoặc để giọng hát quá đanh dày làm chói tai khán giả như nhiều ca sĩ da màu khác. Cách hát này phải nói là rất khó, vì không phải ca sĩ nào cũng có thể xuống head voice thấp và có khả năng kiểm soát hơi thở bậc thầy, năng khiếu cảm nhạc bậc cao để nhả head voice mềm mại, nhẹ nhàng, điêu luyện trên tốc độ nhanh và đột ngột đến như thế mà không hề bị vấp, lỗi, lệch tone, lệch nhạc. Quan trọng hơn cả, không phải ai cũng đủ tinh tế để sáng tạo ra lối hát này. Nhiều ca sĩ cậy có giọng khỏe, tưởng rằng có thể cover nhạc Whitney một cách dễ dàng, nhưng kì thực họ chỉ đang gào hoặc nhại lại nhạc Whitney, rất ít người để ý được tới những chi tiết "hùm núp danh thỏ" này, để đến khi nhận ra thì mới "vỡ mặt".

+ Trên tempo nhanh

3:01 - Chuyển sang head trong khi đang giữ những đoạn hát bằng giọng ngực, đòi hỏi một hơi thở rất khỏe
3:52 - Chuyển sang head khi đang căng chest để làm mềm câu hát
3:56 - Vẫn là cách nhả head đột ngột và nhẹ nhàng để làm mềm câu hát
0:31, 0;35, 0:39, 0:55, 1:19, 1:25, 1:34, 1;39, 1:44, 2:00, 2;23, 2:30, 2:44, 3:16, 3:43 - Vẫn là cách nhả head đột ngột và rất nhẹ, rất nhanh để biến tấu giai điệu trở nên mượt mà hơn
https://www.youtube.com/watch?v=GPejzCKziUU

0:19, 0:27, 0:43, 1:06, 1:10, 1:13, 1:21, 1:31, 1:46, 2:10, 2:14, 2:26, 3:21, 3:37, 3:42, 3:46 - nhả head voice làm mềm câu hát
https://www.youtube.com/watch?v=vR0kWX9zCR4

0:22, 0:30, 0:46, 1:13, 1:29, 1:34, 1:50, 2:17, 2:23, 2:28, 2:34, 2:54, 3:20, 3:30, 3:46, 3:49 - Chuyển head voice rất ngắn và nhanh trong từng âm tiết
https://www.youtube.com/watch?v=W029a0tSyls

+ Trên tempo chậm

0:42, 0:50, 1:34, 1:57, 2:07, 2:20, 2:35, 2:40, 2:54, 3:00, 3:15, 3:26, 3:30, 3:35
https://www.youtube.com/watch?v=5e9aqfi2aro

0:21, 0:28, 0:47, 1:26, 2:32, 3:12
https://www.youtube.com/watch?v=2dZISK3xcAc

0:15, 0:23, 0:45, 1:32, 2:00, 2:50
https://www.youtube.com/watch?v=ps7d4OiwfpU

0:16, 0:23, 0:43, 1:24, 2:33
https://www.youtube.com/watch?v=cyysDOc4TI4

2:54
https://www.youtube.com/watch?v=o8CGzhb7BJE


Với kĩ năng thượng thừa, Whitney có thể chơi đùa, sáng tạo với các từ, cụm từ, âm tiết, quãng hát, giai điệu, hòa âm để dùng nó như một phương tiện truyền tải cảm xúc. Đây là cả một nghệ thuật. Cảm nhận những cung bậc cảm xúc cô tạo ra trên các giai điệu khó ở head voice ở các ví dụ sau.

1:03 tới 1:30 - Dùng những đoạn phân nhịp mang tính melisma để làm sáng head voice một cách tự nhiên
https://www.youtube.com/watch?v=h9rCobRl-ng

5:48 tới 6:58 - Kĩ thuật ngẫu hứng melisma
https://www.youtube.com/watch?v=Zb1FT03dBPg

5:00 tới 5:25 - Kĩ thuật ngẫu hứng melisma
https://www.youtube.com/watch?v=lkwfSyNbBHU

5:32 -  Kĩ thuật ngẫu hứng melisma
https://www.youtube.com/watch?v=IVDd3efzTPQ

- Whitney cũng có thể sử dụng được một số kĩ thuật hát hoa mỹ để trang trí cho giai điệu của mình. Đặc biệt hơn cả, các kĩ thuật hoa mỹ này được cô sáng tạo hoàn toàn trong các màn trình diễn live, trên những đoạn cadenza độc đáo, mà bản nhạc gốc không có.

3:07 - Slow trillo (Rung láy chậm)
https://www.youtube.com/watch?v=m315tMMOMt0

6:00 - Slow trillo (Rung láy chậm)
https://www.youtube.com/watch?v=lDcKu8L95tg

3:42 - Staccato
https://www.youtube.com/watch?v=XSzmOKg1WIY

6:33 - Slow staccato (staccato chậm)
https://www.youtube.com/watch?v=CzMJw77ueJU

4:32 - Groppo Posato (Slow trills - rung láy chậm)
https://www.youtube.com/watch?v=fSBNi8PCb7Q

0:48 - Mezzo trillo (Fast trills - rung láy nhanh)
https://www.youtube.com/watch?v=dQ5rJE-KWJg

3:51 - chạy note melisma từ thấp lên cao với tốc độ nhanh
https://www.youtube.com/watch?v=hnX8owFmphs

0:44 - chạy note từ thấp lên cao
https://www.youtube.com/watch?v=XaCTmcLF8Bs

4:31 - chạy note từ thấp lên cao
https://www.youtube.com/watch?v=5ojFl3VDkNE

3:14 - melisma kèm vibrato (đây là một trong những biệt tài của Whitney khi dùng melisma, cô có thể ngân rung trên melisma cả ở chest và head)
https://www.youtube.com/watch?v=hnX8owFmphs

3:43 - Staccatissimo (thời gian ngắn nhất khi chạy note trên staccato, rất nảy, cuốn note và tách đều nhau)
https://www.youtube.com/watch?v=s8lNHRSwihs&list=PLC06C3EBBAFF32A7D&index=6

5:54 - Run staccato vibrato
https://www.youtube.com/watch?v=KUh0Z0ilTjs

5:03 - Staccato + Pianissimo
https://www.youtube.com/watch?v=CzMJw77ueJU

45:31 - Vuốt note nhanh kèm vocal runs
https://www.youtube.com/watch?v=PjMnh4bMWfM&list=RDPjMnh4bMWfM#t=484

1:01:37 - Diminuendo (nhỏ và nhẹ xuống)
https://www.youtube.com/watch?v=PjMnh4bMWfM&list=RDPjMnh4bMWfM#t=484


Những dẫn chứng trên cũng đồng thời chứng minh nhận định ban đầu về tính màu sắc trong head voice của Whitney. Rõ ràng, đây là những kĩ thuật virtuoso linh hoạt của loại giọng màu sắc mà không phải giọng trữ tình, spinto nào cũng làm được, nhưng Whitney đã thực hiện và sáng tạo nó một cách tương đối tốt. Đáng ngạc nhiên hơn, những kĩ thuật màu sắc này hoàn toàn do Whitney tự trải nghiệm và sáng tạo, không qua bất cứ một trường lớp nào. Qua đó, ta thấy được sức học hỏi và tự rèn luyện của cô bền bỉ, thiên phú đến nhường nào. Bởi vậy mới có quan điểm cho rằng, nếu Whitney được rèn luyện bài bản về opera, cô sẽ trở thành một nữ cao màu sắc thực thụ, chứ không phải một trữ tình kịch tính như thường thấy.

Thậm chí, vào năm 1994, khi đã chuyển sang giọng mezzo với màu giọng tối hẳn đi, nhưng cách biến tấu head voice màu sắc đúng chất coloratura mezzo vẫn còn rất đậm nét.
https://www.youtube.com/watch?v=2mSz5I5anHk&list=PL217D9060A1AA5CC7&index=3

Ngoài ra, Whitney còn có thể nhả head voice vào từng chữ rất rõ ràng và nhẹ nhàng, thoải mái, mượt mà, ngọt ngào. Đây là điều hiếm thấy mà không phải ca sĩ đại chúng nào cũng làm được.

3:45 tới 4:10
https://www.youtube.com/watch?v=5e9aqfi2aro

Với thanh quản và sức khỏe lên xuống thất thường của mình, Whitney nhiều khi không đủ sức để lên một note cao bằng giọng thật. Vì vậy, cô đã nhanh trí sử dụng head voice bù đắp vào đó. Nhưng sự thông minh, khéo léo và khả năng cảm nhạc thiên phú của Whitney nằm ở chỗ, dù đoạn head voice đó chỉ là để chữa cháy, nhưng vẫn rất tinh tế, hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.

4:59 - Đây chỉ là đoạn head voice candenza thêm vào, nhưng cách cô hold và chạy note, nhấn nhá melisma theo nhịp nhạc tài tình đến mức người nghe cảm thấy nó thật hoàn hảo.
https://www.youtube.com/watch?v=c84ogrNEds0

5:08 tới 5:26
https://www.youtube.com/watch?v=8cFFjVLkmRg

3:22
https://www.youtube.com/watch?v=t3htnObbDCs

Một điều đặc biệt nữa trong cách hát của Whitney, khiến các ca sĩ khác khó lòng cover lại thành công các ca khúc của cô, là dùng head voice rất mượt mà, tinh tế khi nhả chữ. Làm được điều này không khó ở kĩ thuật, mà khó ở tư duy và thẩm mỹ. Ai cũng cho rằng hát nhạc Whitney là phải mở hết cổ họng để khoe giọng, mà ít ai nhận thấy, cái hay, cái đẹp đến từ chính những điều nhỏ nhất. Chẳng hạn, trong các màn trình diễn ca khúc I will always love you, Whitney thường đẩy head voice vào chữ "If" đầu tiên, nhẹ nhàng nhưng rất dày, nên ấm áp mà vẫn giữ được sự ngọt ngào.

0:02 - Kéo dài kèm vibrato
https://www.youtube.com/watch?v=Ka0sgVcUTrM

1:31
http://www.dailymotion.com/video/xa77iw_whitney-houston-live-i-will-always_music

0:01
https://www.youtube.com/watch?v=V3mVaMhoJCA

1:08
https://www.youtube.com/watch?v=r46esvSufSk

Hay trong ca khúc I have nothing, Whitney cũng thường nhả head ngay chữ "Share" đầu tiên để khởi đầu giai điệu thật mềm mại.

1:08
https://www.youtube.com/watch?v=o8CGzhb7BJE

3. Sáng tạo và cảm xúc


Về sự sáng tạo của Whitney, không cần phải lạm bàn thêm nữa, vì ai cũng biết cô là một bậc thầy về sáng tạo trong ca hát. Một trăm lần hát live của Whitney là một trăm phiên bản khác nhau, không lần nào giống lần nào. Vì vậy, head voice cũng được cô sáng tạo đến vô biên theo hàng ngàn cách khác nhau. Chỉ cần nghe tất cả các bản thu âm của Whitney, rồi đối chiếu với các bản trình diễn live của nó, bạn sẽ thấy sự sáng tạo của cô lớn đến nhường nào. Điển hình như hai ca khúc Saving all my love for you và You give good love, hãy nghe bản thu âm đầu tiên, sau đó tìm nghe các màn trình diễn live ở tất cả các năm từ 1986 đến 1999, bạn sẽ phải choáng ngợp trước khả năng sáng tạo head voice của Whitney.

Mỗi khi nghe Whitney hát live, không ai có thể đoán trước được cô sẽ biến tấu, chêm xen head voice như thế nào, vì sự sáng tạo của cô không thuộc về quy chuẩn, nó nằm ở ngẫu hứng và cảm xúc. Cách cô biến tấu candenza, thêm thắt các đoạn melisma, chạy note, staccato, vibrato... hoa mỹ hoàn toàn là ngẫu hứng, tự do, thoải mái, không hề gượng ép, nhưng lại vô cũng kĩ thuật, chính xác, công phu và điêu luyện. Ở đây, tôi nhấn mạnh vào chữ TỰ DO. Đó là cái thần thái và tâm thế sáng tạo của một người tự tin khi làm chủ hoàn toàn giọng hát của mình. Tại sao người ta vẫn luôn say mê và đắm chìm trong âm nhạc của Whitney, trong khi có không ít ca sĩ kĩ thuật điêu luyện hơn cô? Vì chỉ có cô mới đủ sáng tạo và cá tính để sử dụng kĩ thuật một cách tự do, phóng túng đến thế. Nó đem lại cho người nghe một cảm giác kích thích, hào hứng, thoải mái, sảng khoái, chứ không bị bó buộc, gượng ép theo quy chuẩn. Những kĩ thuật Whitney sử dụng ở head voice không phải ai cũng biết và nghe quen, đó đều là những kĩ thuật mô phỏng opera bel canto. Nhưng trái với opera bel canto vốn đầy tính học thuật, kén người nghe, đại đa số khán giả lại rất thích nghe Whitney phiêu head voice như vậy, họ chỉ cần quan tâm đến cảm xúc chứ không phải thanh nhạc. Đơn giản vì cô đã biết cách bình dân hóa kĩ thuật thanh nhạc, hòa nó vào quần chúng để hướng đến đối tượng khán giả đại chúng. Đây mới chính là cái tài của Whitney, nằm ở tư duy và thẩm mĩ âm nhạc, ở cái tâm thế tự do, phóng túng, ở tâm hồn ca hát chân thật, là cái mà bạn có học cả đời cũng không làm được. Hát nhạc của Whitney khó không phải ở kĩ thuật, mà ở tâm hồn. Đừng nghĩ bạn sẽ có được tâm hồn như Whitney từng có để hát lại thành công các ca khúc của cô.

Tương tự như vậy, cũng không cần phải bàn nhiều về cảm xúc Whitney tạo ra trên head voice, vì cô vốn đã là một bậc thầy trong việc tạo ra những cơn bão cảm xúc trên sân khấu rồi. Dù có phô diễn tới đâu chăng nữa, head voice của Whitney vẫn tràn ngập cảm xúc và kết nối tài tình với người nghe.

Whitney có thể bùng cháy ở những head voice kịch tính...

4:37
https://www.youtube.com/watch?v=0eGIo_SCrN8

... có thể lên đồng trên sân khấu...

4:18
https://www.youtube.com/watch?v=244eNnZmHp8

5:47
https://www.youtube.com/watch?v=o8CGzhb7BJE

...có thể ngẫu hứng chơi đùa...

6:25
https://www.youtube.com/watch?v=CzMJw77ueJU

... và nhẹ nhàng tâm tình, nhắn nhủ yêu thương trực tiếp với khán giả bằng cảm xúc thật lòng, không giả dối, không màu mè.

7:22 tới 8:06
http://www.dailymotion.com/video/xa77iw_whitney-houston-live-i-will-always_music

Hay ở màn trình diễn này, Whitney sử dụng rất nhiều head voice với đầy đủ staccato, melisma, pianissimo, fortissimo... nhưng hoàn toàn không đem lại cảm giác phô diễn, lạm dụng. Tất cả mọi thứ đều được dùng vừa đủ, khéo léo, đem lại tính trữ tình, mềm mại, ngọt ngào và khả năng thư giãn cao, khác hoàn toàn với các ca sĩ trẻ ngày nay. Sự tinh tế và tư duy của người ca sĩ nằm ở những chỗ như vậy.

https://www.youtube.com/watch?v=bflUJjH-puo

Vẫn cần nhắc lại một câu quen thuộc, ở Whitney, mọi sự phô diễn kĩ thuật đều đong đầy cảm xúc và chan chứa một tâm hồn trong đó, chứ không phải cỗ máy hát di động.


Cũng chính ở head voice, Whitney đã tiên phong và mở màn cho cả một trào lưu âm nhạc mới. Ngay từ những năm debut, cô đã dùng melisma một cách đầy ngẫu hứng, tự do trên head voice ở các màn hát live với số lượng lớn. Chỉ tiếc rằng, những sáng tạo melisma đó không được Whitney sử dụng trong các bản thu âm chính thức, nên người ta không đánh giá Whitney với vai trò tiên phong melisma trong pop/r&b những năm 80s. Nhưng theo tôi, việc đi tour và hát trên sóng truyền hình với tần số dày đặc như vậy, Whitney hoàn toàn có thể tạo ra nguồn cảm hứng về việc sử dụng melisma ngay từ những năm 80s đối với thế hệ ca sĩ kế cận. Và đến năm 1992, với sự ra đời của album đình đám The Bodyguard cùng tổ hợp các ca khúc I will always love you, Run to you, I'm every woman, cùng với album The preacher's wife (1996), Whitney đã được đánh giá là người tiên phong cho việc sử dụng melisma vào pop/r&b (trên head voice) cùng với Mariah Carey (trên belting). Về tầm ảnh hưởng của hai diva này, ca sĩ Beyonce đã thẳng thắn chia sẻ: "Không một nghệ sĩ nữ nào trong nền âm nhạc đương đại có thể nói rằng họ không được ảnh hưởng từ Mariah, Whitney và Janet - những người phụ nữ quyền lực đã chỉ đường dẫn lối cho mọi thế hệ nghệ sỹ trong làng giải trí ngày nay. Bất kể ai phủ nhận điều đó đều là dối trá...".


Kết



Whitney không phải ca sĩ có kĩ thuật head voice tinh diệu và chuẩn mực nhất, nhưng bằng âm sắc giọng đẹp hiếm có cùng sự sáng tạo, tư duy sâu sắc của mình, cô đã dùng head voice để góp phần mở ra một thời kì âm nhạc mới, đi tiên phong mở đường cho nhiều thế hệ ca sĩ sau này. Tầm ảnh hưởng đến khán giả, các thế hệ đàn em và cống hiến to lớn với nền âm nhạc thế giới của Whitney trên các kĩ năng head voice cần được ghi nhận và ngợi ca. Cô xứng đáng là Queen of head voice của nền âm nhạc đại chúng đương thời.



_Đức Long_
Hải Phòng ngày 11 tháng 2 năm 2015