Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Học hát theo cách của Whitney Houston

Whitney Houston là diva lớn của nền âm nhạc đại chúng, một tượng đài huyền thoại - người đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ ca sĩ sau này. Cho đến tận bây giờ, các ca khúc bất hủ của cô vẫn được vang lên trong các cuộc thi âm nhạc như lựa chọn hàng đầu để thí sinh chứng minh trình độ của mình. Nhạc Whitney nhìn qua có vẻ dễ hát vì nó mang hơi thở của pop đại chúng, rất nhiều thí sinh và ca sĩ trẻ hát nhạc của Whitney, nhưng thực tế, dù cố gắng bao nhiêu họ cũng không thể làm ra được cái chất của cô, nhiều người còn sai kĩ thuật hoàn toàn. Điều này thậm chí đã khiến các cựu giám khảo như Pete Waterman và Simon Cowell của cuộc thi Pop Idol phải cấm các thí sinh cố gắng hát các “hit” của Whitney. Giám khảo Waterman đã phải bức xúc nói rằng: “Trong mùa giải Pop Idol 1, mọi thứ trở nên tồi tệ đến nỗi chúng tôi phải bảo các thí sinh tham gia rằng chẳng có lý do gì mà phải hát nhạc Whitney cả, mà nếu có ý định ấy thì cũng đừng, vì chúng tôi đã nghe quá nhiều đến nỗi phát ghét rồi!”. Ông còn thẳng thắn hơn khi cho rằng: “Cô ấy đã mở đầu cho cả một thế hệ các ca sỹ, những người muốn luyến láy trong các bản thu của mình; và bao gồm cả những ai như Beyoncé, Rihanna hay có lẽ cả các thí sinh Amarican Idol... Nhưng ai cũng thất bại - thảm hại". Còn ca sĩ opera  Sarah Jane Dale thì cho rằng: “Bạn chẳng thế nào làm được nếu bạn không biết điều khiển hơi thở đúng cách, và đó là thứ mà Whitney có đầy. Hãy chấp nhận sự thật rằng ca sỹ như thế không phải tuần nào cũng có đâu” (Ý của ca sĩ opera này là, để run vs melisma như Whitney cần một làn hơi dày , nếu như không có làn hơi khỏe, sự hỗ trợ hơi thở tốt, bạn ko thể làm được, ca sĩ như Whitney có cả một túi hơi, những ca sĩ như thế không xuất hiện thường xuyên). 


Chúng ta không phải Whitney, không ai có thể hát giống Whitney 100%, nhưng nếu cố gắng rèn luyện kĩ thuật để theo kịp Whitney về các kĩ thuật thanh nhạc mà cô đã sử dụng, thì hoàn toàn có thể. Sau đây, xin giới thiệu một bài giảng tại lớp Workship của Ирина Цуканова (tên tiếng Anh là Irina Tsukanova), một giảng viên thanh nhạc danh tiếng tại Ukraine, thường xuyên giảng dạy tại các trường âm nhạc, các cuộc thi như Xfactor, The Voice với chủ đề "Hát theo cách của người da màu" (mà Whitney là chủ đạo).


Trước hết, xin mời coi clip ghi hình lại buổi giảng dạy của Irina Tsukanova:

https://www.youtube.com/watch?v=9beX0EJZODQ

Có thể thấy, trong buổi giảng dạy này, Irina đã dạy học sinh của mình cách hát của người da màu, thông qua dẫn chứng cụ thể là hai ca khúc nổi tiếng của Whitney Houston là I will always love you và I look to you, trong đó, ca khúc I will always được lấy từ màn live tại Brazil năm 1994 của cô. Để 1 ca sĩ da trắng hát được 1 bài hát của 1 ca sĩ da màu thì mọi chuyện khó hơn chúng ta tưởng, không chỉ đơn giản là hát mà phải hát làm sao để ra dc chất "da màu" trong bài.

Để hát theo cách của Whitney, chúng ta cần nắm vững cách kiểm soát hơi thở, âm lượng giọng hát, cách sử dụng mix voice, head voice, chest voice, đẩy âm thanh vào đúng vị trí của nó, cách nhả chữ, nhấn chữ, dùng run, melisma, vibrato nhuần nhuyễn.... Nếu không làm được những điều này, chúng ta sẽ sai kĩ thuật hoàn toàn, và không ra được cái hồn của Whitney.


Đầu tiên, ở ca khúc I will always love you, Irina nhấn mạnh vào chữ "If" ngay đầu câu hát để chỉ rõ sự khác nhau giữa việc đưa âm thanh ra thẳng miệng và cộng hưởng ở mũi rồi đưa lên giọng óc (cách mà Whitney đã làm). Trong đó, chữ "If" đầu tiên ở 6:26 là đúng theo cách của Whitney, cộng hưởng ở khoang mũi rồi đưa lên head voice, cách này làm cho âm thanh trở nên mềm mại, uyển chuyển, có độ vang tốt và chuẩn kĩ thuật. Chính nhờ cách này mà Whitney có thể hát đoạn đầu của I will always love you không cần nhạc và vẫn lôi cuốn, lại tạo được độ vang tự nhiên cho giọng hát, cái mà nhạc sĩ Quốc Bảo từng nói là "vang như tiếng chuông khánh". Để hiểu hơn cách hát này, có thể xem hình sau:


Nhìn vào hình, bạn có thể thấy như sau:

A) tập trung âm thanh ở đây cho quãng trung
1) Đẩy hơi theo hướng này cho head voice (top notes)
1a) Hmmmm theo hướng này để cảm nhận về quãng trung
1b) Hmmmm theo hướng thẳng đứng cho head voice
2) Răng ko chạm vào nhau, môi hơi chạm
3) Hơi thở vào mũi
4) Đây là vùng vang cho quãng trung
5) Vùng vang cho head voice
6) Thanh quản ko được căng
7) Gạc mềm thả lỏng

Tất cả những kiến thức trên được diva opera người Úc là Nellie Melba hướng dẫn. 

Như vậy, có thể thấy vùng số 4 là hộp cộng minh (tạo vang) cho quãng trung ở khoang mũi, Whitney đã thực hiện đẩy âm lên vùng này, trong khi đa số ca khi cover ca khúc đều không làm được. Có thể rõ điều này qua clip sau, ở 5:21, Whitney đã thực hiện cú ngân chữ "If" kèm theo vibrato rất chuẩn xác.
https://www.youtube.com/watch?v=k-orpHbXbJE


Quay lại clip giảng dạy, từ 6:31 trở đi, Irina đưa ra ba dẫn chứng về việc hát sai chữ "If" mà các ca sĩ mắc phải, đó là âm thanh bị vướng lại ở trong cổ họng, âm thanh bị dẹp và âm thanh thẳng ra miệng theo kiểu trâu cày. Nếu so sánh với lần ngân đầu tiên của Irina, các bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Còn xem màn live tại Brazin của Whitney, bạn sẽ thấy cô ấy còn có kĩ thuật làm giảm âm lượng trên vibrato trên chuỗi ngân chữ "If" khá hấp dẫn.

Bạn cần nghe kĩ clip này để thấy mỗi lần Irina nói "Nose" là để nhấn mạnh những chỗ Whitney đẩy âm lên khoang mũi trong ca khúc của mình. chữ "Nose" được Irina nhắc đến hàng chục lần cho thấy Whitney gần như đẩy âm lên khoang mũi trong toàn bộ ca khúc của cô để tạo độ vang, điều mà hầu như các ca sĩ trẻ không làm được, họ thường hát ở cổ họng nhiều hơn. Cách đẩy âm lên khoang mũi giúp ca sĩ hát đỡ mệt mà khoảng vang tạo ra cân bằng được với âm ngực, âm thanh mềm hơn và không bị gắt.

Đoạn 10:49, Irina nhấn mạnh chỗ ngân ở chữ "Way" để chỉ rõ cách vận dụng những luyến láy trong âm nhạc dân tộc của người Mỹ (chủ yếu là người da màu) vào câu hát. Whitney là một trong số những ca sĩ pop hiếm hoi biết vận dụng âm nhạc dân tộc vào nhạc đại chúng, từ đó tạo tiền đề cho các thế hệ sau.

Đoạn 11:11, Irina nhấn vào cách Whitney sử dụng head voice và ngân rung rất tinh tế ở chữ "Your way". Nếu để ý, bạn sẽ thấy, các ca sĩ khi hát đến chỗ này thường khó tạo ra âm thanh đẹp, vì họ chỉ dùng chest voice chứ không biết cách cộng hưởng lên head voice, và cũng thường không có vibrato.

Tiếp đó, ở 11:47, toàn bộ chữ "You" trong đoạn ngân đầu tiên được kéo vibrato trên head voice với làn hơi rất đều, âm lượng nhỏ, không chút gợn, để làm được điều này cần kiểm soát hơi thở thật tốt.

Đoạn 12:01, Irine chỉ tay vào mũi để nhấn mạnh lại rằng Whitney đang đẩy âm lên khoang mũi ở chữ "My darling you".

Đoạn 12:20, Irina nhấn mạnh chữ "Goodbye" để chỉ rõ cách nhả chữ đặc trưng rất riêng của người da màu, xuất phát từ chất soul trong họ, nếu bạn không học được cách nhả chữ này, bạn không bao giờ hát như người da màu được.

 Đoạn 10:22, chữ "Please" vẫn được nhấn bằng head voice.

Đoạn 12:31, Whitney tiếp tục belting bằng cách đẩy âm lên khoang mũi, rồi lên đỉnh đầu với cường độ âm lớn, gần giống kĩ thuật đóng tiếng trong opera.

Từ 12:41, Whitney ngân chữ "You" ở head voice kèm theo chuỗi melisma đặc trưng. Cần nói thêm về melisma, đó là cách hát đặc trưng của người da màu đã được Whitney phổ biến qua ca khúc I will always love you khi cô dùng nó trên head voice (còn Mariah Carey phổ biến trên chest voice). Nhiều ca sĩ ngày nay điên cuồng sử dụng nó, nhưng lại chẳng đúng kĩ thuật, bởi muốn dùng được nó, bạn cần có một làn hơi khỏe, dài, một túi hơi đầy và kiểm soát tốt nó, giống như ca sĩ opera Jane Dale từng nói: "Ca hát không phải chỉ xuất phát từ cổ họng bạn; mà là từ cả cơ thể. Vậy nếu mà bạn không gắn kết với hơi thở và nơi mà nó thoát ra, từ dưới các vùng cơ quan, thì bạn khó lòng mà quản lý được nó". Ngoài ra, Whitney cũng chọn lọc các nguyên âm để có thể điều khiển làn hơi, từ đó giữ được các nốt “khủng”. Ví dụ: hát “luv” thay vì “love”. Và sau đó là âm thanh mượt mà, thoải mái từ chuỗi luyến láy (melisma) của Whitney - kết quả vậm dụng cơ thể điều khiển giọng hát. Như vậy, các ca sĩ ngày nay cần có sự chuẩn bị kĩ càng về kĩ thuật trước khi sử dụng melisma chứ không phải sự bắt chước nhàm chán, ăn xổi.

Đoạn 12:48, âm vẫn được đẩy vào khoang mũi rồi từ đó chuyển giọng sang head voice một cách lẹ làng (nghe bản thu studio thì rõ hơn bản live).

Đoạn 12:58, Irina bắt chước cách phiêu ngẫu hứng của Whitney trong những lúc chờ nhạc đệm chuyển tiếp, từ đó nhấn mạnh vào tâm hồn cũng như khả năng cảm nhạc thiên bẩm của Whitney cũng như các ca sĩ da màu khác.

Ví dụ thứ hai được Irina dẫn ra là ca khúc I look to you, một ca khúc Whitney thực hiện lúc mất giọng trầm trọng. Tuy mất giọng, nhưng Whitney vẫn đảm bảo được kĩ thuật chuẩn xác, nên ca khúc này được chọn giảng dạy để thấy được sự thông minh trong cách hát và vận dụng hơi thở linh hoạt của cô, cái mà các ca sĩ trẻ ngày nay gần như thiếu hụt.


Trong phần giảng về I look to you, Irina dẫn ra các đoạn mà whitney sử dụng cộng minh ở mũi sau đó chuyển lên head, rồi sử dụng cách thắt dây nuy-an (kiểu hát to nhỏ chừng mực theo sắc thái) để điều khiển âm lượng ở những chữ cuối câu. Thường thì những chữ cuối trong bài đều rất nhẹ, giống như thở vậy, đó chính là cách hát dùng kĩ thuật diễn tả lời thì thầm với người yêu mình, rất tinh tế và khôn khéo. Trong đoạn sau, Whitney sử dụng yodeling thay vào âm thở, nhất là những câu cao trào trong điệp khúc. Ngoài ra, còn có phần kiểu hát âm nhạc dân tộc.

 Đoạn từ 13:36, Irina nhấn vào các chữ "Me now", "A cause", "My all", "Have come", "Been through" ở cuối mỗi câu hát để chỉ ra sự khác nhau của từng từ chốt, có từ thì đưa ra thẳng miệng, có từ lại đưa lên mũi. Các bạn để ý, mỗi lần Irina nói "Nose" là lúc đó Whitney đưa âm thanh lên khoang mũi. Ví dụ: chữ "My all", "Bee through", "Are gone"... là được đưa lên khoang mũi.

 Đoạn từ 14:43, Irina nói về cách dùng kĩ thuật yodeling. Nói qua về yodeling, đó là cách hát chuyển từ giọng trầm sang sang giọng cao, luyến láy một cách liên tục, tạo nên những âm thanh trầm bổng bất ngờ chỉ trong một thời gian rất ngắn, kĩ thuật này thường được những ca sĩ da màu như Mariah Carey, Beyonce... sử dụng. Trong ca khúc I look to you, Whitney cũng sử dụng yodeling để nảy notr trên head voice khi luyến láy chữ "You" cuối câu hát.

Đoạn 15:52, Irina nhấn vào âm "hê" mà Whitney dùng trong lúc đưa đẩy câu hát, đó là một dạng thức của âm nhạc dân tộc phương Tây mà Whitney đã sử dụng, như đã nói ở trên.

Đoạn 16:05 là nhấn vào việc run note uyển chuyển trên head voice theo phong cách vẫn thấy ở Whitney.

Đoạn 16:15, Irina nhấn tay vào bụng ám chỉ cách lấy hơi từ bụng khi hát, sau đó vẫn tiếp tục đẩy lên khoang mũi.

Đoạn 16:38, Irina bắt chước đúng cách phiêu ngẫu hứng của Whitney, cũng là cách phiêu của đa số ca sĩ da màu.

Trong các đoạn ngân chữ "You" về sau, Whitney thường xuyên dùng yodeling kết hợp với melisma, run, vibrato đầy ngẫu hứng, kèm theo việc thắt dây nuy - an để điều khiến âm lượng nhỏ dần, Điều đó chứng tỏ dù đã mất giọng, Whitney vẫn là một tượng đài về kĩ thuật đáng để học hỏi.

Qua bài giảng trên, có thể thấy, để hát được như một ca sĩ da màu, cần phải có sự rèn luyện chắc chắn, chuẩn mực về kĩ thuật, một khả năng cảm nhạc tốt, và quan trọng nhất là cảm xúc, tâm hồn của người da màu. Nếu bạn chưa từng để tâm hồn sống như người da màu, bạn không thể hát giống họ, không thể lột tả được sự man dại, bão tố trong những ca khúc của họ, mọi sự cố gắng bắt chước đều vô ích. Hi vọng các ca sĩ trẻ rút ra được bài học mỗi khi muốn hát nhạc của Whitney Houston, cần có sự khổ luyện về kĩ thuật, nhạc cảm, chứ không thể là sự bắt chước hời hợt, chạy theo những note nhạc vô nghĩa.


Hải Phòng ngày 29 tháng 4 năm 2014
_Đức Long_

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Đôi nét về kĩ thuật gằn giọng trong thanh nhạc đại chúng

Gằn giọng - Growling là một kĩ thuật khó trong thanh nhạc hiện đại của nền âm nhạc đại chúng (không có trong thanh nhạc cổ điển). Cũng chính vì thế, gằn giọng đối với cả giọng nam lẫn giọng nữ đều sử dụng ở chest voice và belting, không được dùng trên head voice, falsetto hay whistle.

Gằn giọng thường được dùng để nhấn mạnh một âm tiết, note nhạc nào đó, làm điểm nhấn trong câu hát, thường được dùng ở đầu câu hoặc giữa câu, hầu như không thấy xuất hiện ở cuối câu (thường thì ở cuối câu hát bao giờ cũng là ngân hoặc vibrato).

Là một kĩ thuật hát khó nhưng rất quan trọng của âm nhạc đại chúng, gằn giọng luôn được các huấn luyện viên thanh nhạc đưa vào chương trình giảng dạy. Hầu hết các vocalist ở tầm cỡ thế giới đều từng được huấn luyện về gằn giọng và vận dụng khá thành công, như một chất liệu sáng tạo trong công việc ca hát của họ.

Về cơ bản, gằn giọng có hai loại, gằn giọng bản năng (tự phát) và gằn giọng kĩ thuật (gằn giọng có luyện tập).

Gằn giọng bản năng là lúc ca sĩ cố gào to lên, điển hình là Christina Aguilera, Jennifer Hudson, Kelly Clarkson. Chẳng hạn như trường hợp của Christina, đa phần lúc belting lên cao, cô sợ không belting nổi nên cố ý hạ thanh quản thấp, căng cơ sụn thanh quản. ép xuống, làm cho âm thanh phát ra rất nặng và thô bạo, căng thẳng, thiếu độ vang. Mời xem clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=SIHzRTDjKhA
Ngược lại, gằn giọng kĩ thuật sẽ cho người nghe cảm giác giống như vibrato và run trong thời gian ngắn, với biên độ rung lớn. Có thể lấy ví dụ ở hai diva pop là Mariah Carey và Whitney Houston.

If it's over (4:07)
https://www.youtube.com/watch?v=dqT_8f5vpw8

How will i know (2:31)
https://www.youtube.com/watch?v=icRxnxsKO3Q

Ngoài ra, cũng có thể thấy ở Beyonce (0:39)
https://www.youtube.com/watch?v=o1T8nG-2VNg
Sarah Connor cũng là một ca sĩ có kĩ thuật gằn giọng chuẩn mực. (2:56)
https://www.youtube.com/watch?v=M6GSIbnEZLs
Nhắc tới gằn giọng, không thể không nhắc tới Etta James, bậc thầy gằn giọng, người đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ ca sĩ.
https://www.youtube.com/watch?v=uZt1xKtPbUQ


Toni Braxton cũng là ca sĩ có kĩ thuật gằn giọng điêu luyện. (4:26)
https://www.youtube.com/watch?v=T5mmHQeN-uw
Ở Việt Nam, Thu Minh là ca sĩ có kĩ thuật gằn giọng tốt nhất, cô có thể gằn giọng trên các quãng belting cao từ D5 đến tận B5 mà vẫn mượt mà, thoái mái. Đây là một điều hiếm thấy đối với một ca sĩ châu Á.
https://www.youtube.com/watch?v=31Nilm2vixw
Và đương nhiên không thể không nhắc tới nữ hoàng gằn giọng Jennifer Holliday, với những pha gằn giọng đầy kịch tính, nội lực. (5:56)
https://www.youtube.com/watch?v=31Nilm2vixw
Christina tuy gằn sai cách, nhưng cũng có một số lần gằn rất hay, chẳng hạn như trong màn live sau.
https://www.youtube.com/watch?v=jNgwAVhlNsc

Tác dụng của gằn giọng là làm cho giọng hát trở nên kịch tính, mãnh liệt, có hồn hơn. Các ca sĩ thường dùng gằn giọng để chứng minh đẳng cấp vocal của mình, bởi kĩ thuật này chỉ có ở những nữ ca sĩ có giọng hát nội lực và một số nam rocker chuyên nghiệp.

Sở hữu kĩ thuật gằn giọng cũng là một thế mạnh khi ca hát, ở những note khó hold hay hit mà lại không thể legato run hay vibrato thì có thể gằn giọng để nhả note hay trượt note, nhảy note trong phạm vi 2-3 semitone. Nói đến việc nhả note, có thể thấy nếu ca sĩ cảm thấy khó khăn khi hit hay belt ở 1 note thuộc cao độ cao, thì có thể dùng gằn giọng để lên. Nó cũng cho âm sắc gần như tương tự, nhưng tất nhiên, không thể là note đó. Nói cách khác, gằn giọng giống như một thủ thuật giúp lên cao dễ dàng hơn.

Chẳng hạn như màn live ca khúc If It's over của Mariah Carey bên trên, trong đoạn hát vừa belting vừa gằn giọng, khó nhất là phần belting, nhưng rõ ràng cùng một note E5 hay F5 ở một đoạn khác (cũng ngay chữ /over/), ta thấy ngay cô nhả note vất vả hơn so với gằn giọng ở đoạn cuối, mặc dù ở vị trí tai nghe của khán giả, đoạn gằn giọng có vẻ khó khăn hơn, nhưng với ca sĩ nhả note ngay đoạn đó khá là dễ.
Một ví dụ cụ thể nữa là trong ca khúc I didn't know my own strength, Whitney Houston đã sử dụng gằn giọng để lên note D5 (một note rất cao với quãng giọng của Whitney khi đã mất giọng, mà cô không thể dùng belting thông thường để lên được).
https://www.youtube.com/watch?v=0BgeUfgyy-U

Hay như trong màn live ca khúc It's like that năm 2005, mặc dù mất giọng, như Mariah vẫn dùng gằn giọng để upstage một ca sĩ đàn em một cách ngon lành. (2:25)
https://www.youtube.com/watch?v=YmtLKOCP23c

Ngay cả Jennifer Holliday sau này cũng thường xuyên gằn giọng để né tránh những note cao không thể belting được.

Tác hại của gằn giọng là nghe rất "căng", và nếu gằn sai cách thì cũng sẽ ảnh hưởng đến giọng hát, về lâu về dài dẫn đến mất giọng. Christina Aguilera vì gằn sai cách mà mất giọng, Beyonce vì lạm dụng gằn giọng để bắn note mà âm sắc đang dần tối, trầm xuống, khó khăn và strain ở quãng cao.

Điển hình của việc gằn sai là Leona Lewis và Christina, nếu so sánh về âm sắc thì rõ ràng gằn giọng của hai người ngày ít nhiều có điểm tương đồng và rất khác so với Whitney hay Mariah.

Đôi khi, việc lạm dụng gằn giọng trong ca hát gây hiệu ứng ngược, phản cảm đối với khán giả nghe nhạc, khiến họ thấy mệt mỏi khi phải nghe ca sĩ hát, mà hai điển hình lớn nhất là Thu Minh, Jennifer Holliay. Dù hai người này gằn rất tốt, nhưng lúc nào cũng gằn làm bài hát trở nên nhàm chán.

Một ca sĩ có tư duy, thẩm mĩ âm nhạc tốt sẽ biết cách gằn giọng như thế nào để đạt hiệu quả hay nhất, giống như một đầu bếp biết nêm gia vị chừng mực để làm ra một món ăn ngon. Điển hình như Whitney, Mariah, Freddie... Đặc biệt là Whitney, cô gằn giọng trong rất nhiều bài hát, nhưng bao giờ cũng chỉ gằn ở những chỗ nhất định (thường là những đoạn cao trào) để tạo điểm nhấn cho bài hát. Chẳng hạn như trong màn live ca khúc Saving all my love for you tại Grammy 1986, cô chỉ gằn đúng một lần ở đoạn cao trào (3:20), tạo nên sự man dại đúng với cốt cách của ca khúc, khiến khán giả nhớ mãi.
https://www.youtube.com/watch?v=AIV2rYBPZcM

Gằn giọng có nhiều kiểu gằn và có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật cơ bản khác, có thể gằn riêng lẻ hay đang belt rồi chuyển sang gằn... nhưng quan trọng vẫn là phải mang lại cảm xúc chứ không phải phô diễn.

Hải Phòng ngày 28 tháng 4 năm 2014
_Đức Long_

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Whitney Houston và Diana Ross


"Diana Ross đã tạo dựng con đường cho những nữ ca sĩ như tôi đi tiếp"
_Whitney Houston_

Câu nói này của Whitney có ý nghĩa sâu xa như một lời cảm ơn đến sự tiên phong của Diana Ross trong việc mở đường cho ca sĩ da màu tiến đến nền âm nhạc đại chúng. Bởi như chúng ta được biết, ca sĩ da màu trong những thập kỉ trước thường bó khuôn trong môi trường nhạc jazz, gospel, r&b, soul...với cách hát phóng khoáng, man dại, phô bày nội lực trong giọng hát của mình với nhiều luyến láy, melisma, run&riff dữ dội, dôi chữ, âm sắc hơi có độ tối. Với cách hát này, họ thể hiện được rõ nhất tâm hồn rực lửa của họ, mà chỉ cần nghe thôi cũng biết chắc đó là một ca sĩ da màu. Điển hình nhất cho cách hát này là Aretha Franklin, Patti Labelle, James Brown. Ngày nay, các ca sĩ da màu trẻ vẫn thường xuyên hát như vậy, vì nó đã ăn sâu vào họ, như Jennifer Hudson, Ruth Brown, Frenchie... và rất nhiều ca sĩ da màu khác.
Cách hát đậm chất da màu như vậy được giới chuyên môn đánh gía cao, nhưng lại khó tiếp cận khán giả đại chúng. Vì vậy, ca sĩ da màu cần phải tiết chế, nhẹ nhàng, "trắng hóa" một chút trong giọng hát, cách hát của mình, nếu làm được điều đó thì họ sẽ thành công tuyệt đối, bởi nội lực của người da màu vốn có thừa, ca sĩ da trắng ít sánh kịp. Đó chính là trường hợp của Whitney Houston, ca sĩ da màu hiếm hoi biết kết hợp chất máu lửa của người da màu với chất trữ tình của người da trắng. Chẳng vì thế mà giọng hát của cô được đánh giá là hiếm có bậc nhất, khác biệt hoàn toàn với các ca sĩ da màu trước đó. Điều này đem lại thành công vang dội cho cô trên sân khấu nhạc pop, đi tiên phong cho nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình khó tính cho rằng như vậy là làm mất đi màu da của mình, họ gọi cô là Whiteney (ám chỉ cách hát "trắng hóa" của cô).

Nhưng trước Whitney, Diana Ross đã làm được điều này, vì vốn dĩ không có vocal nội lực như hầu hết ca sĩ da màu khác nên bà hát với lối "trắng hóa", "pop" hơn, âm sắc giọng hát cũng lai người da trắng hơn. Thành công của bà đã mở đường cho nhiều thế hệ ca sĩ sau này như Michael Jackson, Whitney, Rihanna, Beyonce, Toni Braxton, Mariah Carey... tấn công vào thế giới nhạc pop và chiếm lĩnh nó toàn vẹn.

_Đức Long_

WHIITNEY HOUSTON VÀ NGHỆ THUẬT MELISMA

Whitney Houston sẽ mãi được người ta ca ngợi như là một bậc thầy của “Melisma”. Vậy Melisma là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng đến thế hệ các ca sỹ và cả các thí sinh củanhững chương trình tìm kiếm tài năng?
Chỉ riêng phần “I” /ai/ trong ca khúc I Will Always Love You của Whitney cũng đã chiếm gần 6 giây để hát. Trong những giây đó, cô ca sỹ nhạc pop mà gốc là nhạc phúc ca (Gospel) này đã phối hợp một chuỗi các nốt vào trong chỉ một nguyên âm đơn. Kỹ thuật này cũng được lặp lại xuyên suốt ca khúc, nhất là vào các chữ “I” và “you”.

Kỹ thuật hát này được gọi là Melisma, và nó là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người bắt chước. Tuy nhiều nghệ sỹ khác đã sử dụng nó trước cả Houston, nhưng phải đến khi cô “biến hóa lại” khúc tình ca của Dolly Parton thì kỹ thuật này mới trở nên thịnh hành vào thập niên 90. Kỹ thuật này cũng xuất hiện trong các bài hát của các ca sỹ như: Beyoncé, Christina Aguilera, Jenifer Hudson...

“Bạn chẳng thế nào làm được nếu bạn không biết điều khiển hơi thở đúng cách, và đó là thứ mà Whitney có đầy.” (Ý của ca sĩ opera này là, để run vs melisma như Whitney cần một làn hơi dày , nếu như không có làn hơi khỏe, sự hỗ trợ hơi thở tốt, bạn ko thể làm được, ca sĩ như Whitney có cả một túi hơi, những ca sĩ như thế không xuất hiện thường xuyên).
- Sarah-Jane Dale-
ca sỹ Opera

Bất kỳ ai từng xem các show tìm kiếm tài năng như X Factor hay American Idol trong vài năm gần đây, sẽ dễ dàng bắt gặp xu hướng chung của các “người hát” nghiệp dư trong chương trình. Phong cách đó đã trở nên nổi bật đến nỗi mà các cựu giám khảo như Pete Waterman và Simon Cowell của cuộc thi Pop Idol phải cấm các thí sinh cố gắng hát các “hit” của Whitney.

Waterman nói: “Trong mùa giải Pop Idol 1, mọi thứ trở nên tồi tệ đến nỗi chúng tôi phải bảo các thí sinh tham gia rằng chẳng có lý do gì mà phải hát nhạc Whitney cả, mà nếu có ý định ấy thì cũng đừng, vì chúng tôi đã nghe quá nhiều đến nỗi phát ghét rồi!”

Nhưng cơn cuồng Melisma không chỉ dừng lại ở phạm vi các thí sinh. Giảng viên thanh nhạc Học Viện Acedemy - giám khảo Carrir Grant kể rằng các học trò 8-9 tuổi của cô cũng cố xướng lên các giai điệu cho mình, học tập từ kỹ thuật melisma trứ danh của Whitney Houston.

“Cô ấy đã mở đầu cho cả một thế hệ các ca sỹ, những người muốn luyến láy trong các bản thu của mình; và bao gồm cả những ai như Beyoncé, Rihanna hay có lẽ cả các thí sinh Amarican Idol”
- Cô Grant nói -

"Nhưng ai cũng thất bại - thảm hại".
- theo ông Waterman -

Phải nhờ vào tài năng thiên bẩm cùng với sự luyện tập bền bỉ kết hợp lại để có được chất giọng uyển chuyển như của Whitney.

“Bạn chẳng thế nào làm được nếu bạn không biết điều khiển hơi thở đúng cách, và đó là thứ mà Whitney có đầy.”
- Sarah-Jane Dane, ca sỹ Opera - 

“Hãy chấp nhận sự thật rằng ca sỹ như thế không phải tuần nào cũng có đâu” 
-theo Dale-

Houston cũng chọn lọc các nguyên âm để có thể điều khiển làn hơi, từ đó giữ được các nốt “khủng”. Ví dụ: hát “luv” thay vì “love”. Và sau đó là âm thanh mượt mà, thoải mái từ chuỗi luyến láy (melisma) của Whitney - kết quả vậm dụng cơ thể điều khiển giọng hát.

Định Nghĩa trong từ điển Oxford: "A group of notes sung to one syllable of text"

"Ca hát không phải chỉ xuất phát từ cổ họng bạn; mà là từ cả cơ thể. Vậy nếu mà bạn không gắn kết với hơi thở và nơi mà nó thoát ra, từ dưới các vùng cơ quan, thì bạn khó lòng mà quản lý được nó", Dale nói.

Các kỹ thuật thanh nhạc có nguồn gốc từ dòng nhạc của Giáo Hoàng Gregoria và nhạc cổ điển Ấn Độ. Trong phân khúc hiện đại, các ca sỹ như Aretha Franklin, Ray Charles và Sam Cooke được tin rằng là đã mang Melisma từ các dàn đồng ca trong nhà thờ đến với khán giả chủ đạo.

Ca khúc Vision Of Love của Mariah Carey là một ứng dụng điển hình. Nhưng chính Whitney Houston là người phổ biến nó và làm nó trở thành chuẩn bằng cách xướng lên các chuỗi nốt phức tạp trong một nguyên âm.

Nhưng khái niệm “melisma” thì vẫn còn tương đối mông lung trong nền âm nhạc đại chúng ngày nay, nó vẫn thường được gọi đơn giản là “phiêu”(ad-lib) hay “luyến láy”(riff).

Whitney Houston đã truyền cảm hứng cho cả một thế hệ các ca sỹ như Beyoncé hay Christina Aguilera. Theo ông Waterman, các ca sỹ dùng melisma để nhấn mạnh cái tính cá nhân của họ trong ca khúc. Ông còn nói: “nhiều ca sĩ xuất phát từ mong muốn sáng tạo để làm theo ý riêng của mình chứ không theo hãng thu âm, các nhà sản xuất và các người sáng tác muốn bạn làm vậy”, “người sáng tác viết ra giai điệu và bạn bỏ lơ nó để làm theo ý mình” (thiếu chuyên nghiệp).
Whitney đã thoát ra khỏi cái “bóng” của I Wanna Dance With Some Body và chuyển biến một cách nghệ sỹ cùng chất giọng mạnh mẽ trong I Will Always Love You. Nhưng có lẽ cái Whitney thành công nhất chính là sự tiết chế. Trong cái thời buổi mà các chương trình thực tế ngập tràn các màn “hát lố”, phô diễn quá đà, lạm dụng vô tội vạ, thì chúng ta dễ dàng nhận ra và trân trọng rằng, Whitney tài năng ở chỗ biết tiết chế và sử dụng melisma vào những khoảnh khắc đúng nhất. (Trong khi ngày nay, nhiều ca sĩ trẻ, thậm chí là kể cả những ca sĩ đẳng cấp như Beyonce vẫn đang lạm dụng melisma một cách quá đà, thừa thãi, khiến bài hát thiếu ấn tượng và trở nên nhạt nhòa, là diva cũng quan trọng ở việc tiết chế chứ không phải sự phô diễn) “Như một đầu bếp không bao giờ nêm quá tay, cô ấy luôn cân nhắc tinh tế cái mà cô sử dụng” (ca hát cần có một tư duy âm nhạc cao hơn là kĩ thuật và giọng hát) cô Grant nói. “Chưa bao giờ Whitney hát phô, và mọi ngươì, dĩ nhiên, bị mê hoặc và cảm động bởi cái cảm xúc và câu chuyện trong bài hát. Cô ấy là ca sỹ mà sẽ làm cho bạn nổi da gà”. 


(Tài liệu dịch)

THE TRINITY QUEENS OF MELISMA - BỘ BA NỮ HOÀNG MELISMA

Aretha Franklin - người phát triển melisma vào các dòng r&b/soul/gospel tạo nên đặc trưng riêng cho âm nhạc của người da màu, ảnh hưởng tới nhiều thế hệ ca sĩ sau này như Whitney, Mariah...
https://www.youtube.com/watch?v=p2TVAwmbv8o

Whitney Houston - người đã phát triển melisma vào nhạc pop một cách chậm rãi trong một số bản thu âm và hát live cuối những năm 80s. Từ ca khúc I will always love you thì phát triển melisma vào nhạc pop một cách nhanh chóng trên các quãng head voice.
https://www.youtube.com/watch?v=aldzG0l28n8

Mariah Carey - người đã phát triển melisma vào nhạc pop đại chúng một cách mạnh mẽ trên các quãng belting từ ca khúc Vision of love vào năm 1990.
https://www.youtube.com/watch?v=g5VZIFoWj_c

Đến cuối những năm 90s, Mariah và Whitney tiếp tục chung tay phát triền melisma một cách mạnh mẽ trên mọi tiết tấu, giai điệu, thể loại nhạc khác nhau, biến melisma trở thành một trong những kĩ thuật chủ đạo của nhạc đại chúng.


Ngoài ra, có thể kể đến Beyonce, người đã tiếp nối và đẩy mạnh melisma trong những năm 20s của thế kỉ mới.
https://www.youtube.com/watch?v=7wpYnRk0Rrc

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Những nghệ sĩ đại chúng được giới opera đánh giá cao


Thường thì các nghệ sĩ opera rất ít khi đánh giá ca sĩ pop vì họ cho rằng ca sĩ pop dưới tầm của họ cả về giọng hát, kĩ thuật lẫn nhạc cảm. Nhưng có một số ít ca sĩ pop đã khiến cho nghệ sĩ opera phải ngưỡng mộ mình, một trong số đó là trường hợp của Whitney Houston.

Giọng nữ cao kịch tính nổi tiếng trong giới opera hiện nay là Jane Eaglen nói rằng, cô đã từng muốn trở thành một ca sĩ nhạc pop vì ngưỡng mộ tiếng hát của Whitney Houston, nhưng rồi cô nhận ra mình không thể theo nhạc pop vì sẽ không bao giờ có được chất giọng đẹp tự nhiên như Whitney. Cô nói: "Không có cách nào để tôi có được những âm thanh như Whitney từng có", vì vậy cô đã khổ luyện để trở thành một nghệ sĩ opera đích thực.

Vẻ đẹp tự nhiên trong giọng hát của Whitney luôn là một báu vật của ngành ghi âm thế giới, là niềm ngưỡng mộ của mọi thế hệ ca sĩ. Nếu bạn mới biết nghe nhạc, bạn thấy nó đẹp, nhưng càng đi sâu vào thanh nhạc bạn sẽ lại càng thấy nó đẹp.



Sức bền trong giọng hát là niềm mơ ước của mọi ca sĩ. Hầu hết ca sĩ opera đều được luyện tập để có sức bền trong giọng hát, có thể hát trong vài tiếng với cường độ lớn mà không suy giảm, hát hàng chục năm trời vẫn giữ được giọng, ca sĩ đại chúng thì hầu như ít có được điều đó.

Tuy nhiên, cũng có một số giọng hát pop hiếm hoi được giới opera đánh giá cao về sức bền trong giọng hát, đó là Celine Dion. Cô ấy có một khả năng giữ giọng đáng kinh ngạc, dù chủ yếu hát belting (lối hát được đánh giá là không có lợi cho thanh quản, khác với các ca sĩ opera chủ yếu hát bằng head voice), nhưng suốt hơn hai chục năm ca hát trường kì, giọng ca của Celine chỉ thay đổi một vài note và chút nhỏ về âm sắc, ngoài ra vẫn giữ nguyên vẹn.

Veronique Gens, một trong những ca sĩ thính phòng nổi tiếng của Pháp, đã từng thốt lên rằng "Celine Dion sở hữu cổ họng bằng bê tông" để thể hiện sự ngưỡng mộ của cô về sức bền bỉ trong giọng hát của Celine. Không phải ca sĩ pop nào cũng nhận được đánh giá cao từ một ca sĩ opera như vậy.



Trong số các nghệ sĩ đại chúng đương đại, có một người hiếm hoi không những dành được sự tôn trọng mà còn được nhiều tên tuổi huyền thoại trong giới opera ngợi ca, đánh giá cao. Thật đặc biệt khi người đó không phải một diva như chúng ta vẫn biết đến, đó là Freddie Mercury, rocker huyền thoại của thế kỉ XX.

Diva opera Montserrat Caballe, một trong 20 soprano vĩ đại nhất thế kỉ XX với kĩ thuật chuẩn mực, đã nhiều lần bày tỏ lòng khâm phục với sự thông minh, nhạy cảm, và sức sáng tạo tuyệt vời của Freddie, bà thậm chí còn nói về Freddỉ rằng: "Tôi học hỏi được nhiều cái từ các nghệ sĩ rock". Có lần bà đã ám chỉ tới Freddie khi nói: "Cũng như nhiều bài hát pop rock, opera cũng có một số vở có nội dung vớ vẩn, và tất nhiên cũng có nhiều ca sĩ , nhạc sĩ pop rock tài năng không kém gì các nghệ sĩ cổ điển".

Còn divo Pavarotti, một trong ba giọng nam cao vĩ đại nhất của thế kỉ XX từng thú nhận rằng, ông thán phục Freddie vì chất giọng cao đến lạ lùng của anh, rằng anh được sinh ra để hát opera, nhưng anh đã không làm vậy.

Đừng bao giờ nghĩ rằng giới cổ điển và opera đánh giá thấp nghệ sĩ đại chúng, với một bộ óc đầy ắp kiến thức và kinh nghiệm hàng chục năm ca hát, họ mới là những người biết cách nhận xét các nghệ sĩ đại chúng một cách đúng đắn. Nhưng với sự khó tính, yêu cầu cao ở họ, chỉ có một số vô cùng ít ỏi những nghệ sĩ đại chúng được đánh giá cao, và đó phải thực sự là những tài năng lớn ít ai sánh kịp.



Các giảng viên thanh nhạc ở nhạc viện Lysenko Conservatoria, Lviv, Ukraine và nhiều nguồn tài liệu cho rằng, nếu có một nữ ca sĩ nhạc đại chúng đủ sức đứng chung sân khấu với các ca sĩ opera để đọ giọng mà không bị át giọng, thì đó chỉ có thể là Nina Simone.

Điều ngạc nhiên là khi chúng ta nghe Nina Simone, chúng ta sẽ không hề thấy bất cứ một sự phô diễn vocal nào, không note cao, không note to, không note dài. Nhiều người sẽ hỏi vì sao cô ấy đủ sức đọ giọng với ca sĩ opera mà không phải Patti, Aretha, Whitney, Jennifer... Một giải đáp hợp lí nhất, đó là Nina Simone đã chỉnh mic của mình ở mức âm lượng nhỏ nhất, ít reverb (vang giả) nhất và hát một cách bình thường nhất. Tuy nhiên, với một người có tai nghe chuyên nghiệp và kinh nghiệm như các giảng viên thanh nhạc, họ có thể nghe được nguồn nội lực lớn tiềm ẩn trong giọng hát này.

Thật nghịch lý, trong khi nhiều ca sĩ trẻ ngày nay cố gắng phô diễn vocal để chứng tỏ nội lực giọng hát của mình, thì Nina lại giấu đi toàn bộ năng lực tiềm ẩn trong giọng hát của cô, vì với cô, hát là phải hát bằng trái tim chứ không phải bằng cổ họng.

Aretha Franklin là nghệ sĩ đại chúng được người nghe opera đánh giá cao vì nhạc cảm vượt trội của cô, Ở thời kì đỉnh cao trong sự nghiệp, Aretha hầu như chưa từng hát phô, chênh, lệch tone, lệch harmony, sai nhịp, dù cho ca khúc có phức tạp với giai điệu khó nhằn, nhiều note treo, note cao, ngắt nhịp, luyến láy tới đâu chăng nữa. Thêm nữa, cô cũng sở hữu sự sáng tạo vượt bậc khi thường xuyên biến tấu note, thêm vào những giai điệu mới, kết hợp hoàn hảo giữa âm thanh của giọng hát mình với tổng phổ của ca khúc.


_Đức Long_