Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Strange fruit - Khúc ca mang đậm màu da

"Tôi không thể cầm lòng mỗi khi nghe bản nhạc này. Đó là nhân dân của tôi, là máu, là thịt, là ông cha chúng tôi. Ai sẽ trả giá cho điều này? Tin tôi đi! Họ sẽ phải trả giá cho nghiệp chướng họ gây ra. Người da trắng muốn chúng tôi quên ư? Không bao giờ!"

Đó là lời tuyên bố của một người da màu vô danh mà tôi vô tình đọc được khi nghe ca khúc Strange fruit. Trong bất cứ thời đại nào, tiếng nói của một người vô danh luôn là tiếng nói đại diện lớn nhất cho quần chúng. Vì anh ta chẳng là ai cả, anh ta chính là nhân dân. 
Tôi không phải người da màu, nhưng tâm hồn của một con người đủ để tôi cảm nhận được các cung bậc cảm xúc, suy tư và thấu hiểu, đồng cảm với những mất mát, đớn đau của họ ẩn giấu trong ca khúc này. Những nỗi đau trong sự kì thị, đàn áp, phân biệt đối xử tưởng như đã nguôi ngoai, nhưng kì thực vẫn đang cháy âm ỉ trong lòng mỗi người da màu như vết thương không bao giờ lành, để rồi tóe máu theo từng cơn chấn động, mà điển hình là các vụ cảnh sát Mỹ bắn chết thanh niên da màu gần đây. Trong thời gian này, tôi muốn giới thiệu một lần nữa Strange fruit - ca khúc được bồi đắp nên từ máu thịt của người da màu với thế hệ ngày nay, để các bạn nhớ về lịch sử, rằng đã đã từng có thời đại như thế, có những nỗi đau không bao giờ quên.

Để hiểu và cảm nhận một ca khúc nhạc jazz cách đây gần một thế kỉ không phải điều dễ dàng, nhưng tôi tin những giai điệu và ca từ ám ảnh của ca khúc sẽ dễ dàng chảy vào tâm hồn bạn nếu bạn chịu gạt đi sự hời hợt để đón nhận nó.
Strange fruit (Trái lạ) là một ca khúc kinh điển của nền âm nhạc Mỹ với nội dung phản đối nạn phân biệt chủng tộc, đặc biệt là nạn treo cổ người nô lệ da màu tại các bang miền Nam nước Mỹ trong những năm thập niên 20, 30. Ban đầu, nó là một bài thơ được viết bởi nhà văn, nhà giáo Abel Meeropol (bút danh Lewis Allan), được lấy cảm hứng từ những xúc động dữ dội của ông khi chứng kiến bức ảnh của Lawrence Beitler chụp lại cảnh treo cổ hai người đàn ông da màu Thomas Shipp và Abram Smith tại Marion, Indiana vào năm 1930. Sau khi xuất bản vào năm 1937 trên một tạp chí công đoàn dưới tên "Bitter fruit" (Trái đắng) và thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng, nó đã tiếp tục được Abel phổ nhạc và được trình diễn đầu tiên bởi nữ ca sĩ da màu Laura Duncan (cũng là vợ của tác giả) tại Madison Square Garden.
Nhưng ca khúc chỉ thực sự gây chấn động nước Mỹ khi được huyền thoại nhạc Jazz Billie Holiday thể hiện lại. Billie nói rằng, ban đầu bà không dám hát ca khúc này vì sợ sẽ bị trả thù, nhưng nó làm bà nhớ đến hình ảnh cha mình, nên bà đã thể hiện lại nhiều lần trong các buổi diễn trực tiếp của mình. Bởi vì tính ám ảnh quá lớn của Strange fruit nên Barney Josephson (người sáng lập nên Cafe Society tại Greenwich Village, New York và cũng là người đã giới thiệu ca khúc cho Billie) đã tạo nên bối cảnh đặc biệt là ngừng mọi phục vụ, đóng tất cả các cửa, tắt toàn bộ đèn, chỉ chiếu sáng duy nhất khuôn mặt Billie khi cô hát ca khúc này. Còn Billie sẽ vừa hát vừa nhắm mắt như đang nguyện cầu. 
Tầm ảnh hưởng của ca khúc lớn tới mức, Samuel Grafton của tờ The New York Post đã phải thốt lên rằng: "Nếu sự giận dữ của những người nô lệ ở miền Nam gắn kết đủ lớn với nhau, bài hát sẽ trở thành bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của họ". Tạp chí Time gọi nó là bài hát của thế kỉ, còn New Statesman xếp nó vào danh sách 20 ca khúc chính trị hay nhất. Năm 1978, ca khúc được vinh danh tại Grammy Hall of Fame. Nó cũng được Hiệp hội Ghi âm Mỹ và Quỹ Nghệ thuật quốc gia Mỹ xếp vào danh sách những ca khúc của thế kỉ XX. Không những vậy, nó còn trở thành nguồn cảm hứng lớn với các nhà văn, tiểu thuyết gia, các ca sĩ, nghệ sĩ, thậm chí cả với nhạc opera.

Southern trees bear strange fruit,
Blood on the leaves and blood at the root,
Black bodies swinging in the southern breeze,
Strange fruit hanging from the poplar trees.

Pastoral scene of the gallant south,
The bulging eyes and the twisted mouth,
Scent of magnolias, sweet and fresh,
Then the sudden smell of burning flesh.

Here is fruit for the crows to pluck,
For the rain to gather, for the wind to suck,
For the sun to rot, for the trees to drop,
Here is a strange and bitter crop.

Dịch:

Cây phương Nam mang nặng trái lạ
Máu vướng tóe lá, tưới đỏ gốc cây
Gió phương Nam lay xác người đen
Phất phơ trái lạ trên cây nhân loại

Người tình phương Nam lãng du sương trắng
Mắt trắng dã lồi trên môi đỏ xoắn
Hương ngọc lan rất ngọt và tươi
Tỏa ngát xen cùng mùi thịt cháy

Đây là trái cho quạ nhấm nháp
Cho mưa góp lại, cho gió cuốn tan
Cho trời thối nát, cho cây đổ lệ
Cho bàng hoàng trong mùa cay đắng.

Đức Long dịch
Toàn bộ ca khúc từ ca từ đến giai điệu đều toát lên một không khí tang thương, chết chóc đến ngạt thở. Đó chính là không gian sống của người da màu tại Mỹ những năm đầu thế kỉ XX, khi mà sự kinh dị, man rợ, đáng sợ trở thành một phần gắn với cuộc sống của họ. Cùng là con người như nhau, nhưng họ lại trở thành nô lệ cho người da trắng, bị khinh rẻ, chửi bới, đánh đập, giết chóc, bị đối xử không hơn một con vật. Họ sống ngày hôm nay mà không biết đến ngày mai, sống trong đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần, sống cùng mất mát, sống cận kề cái chết. Hàng ngày họ bước ra đường với sự tủi nhục, kinh hãi khi phải nhìn thấy xác đồng bào mình lủng lẳng trên cây, khi phải ngửi mùi thịt người cháy mà không biết liệu đó có phải anh chị em của mình hay không, và hoang mang không biết mình cùng những người thân thích sẽ sống thêm được bao nhiêu giờ nữa. Đó là một cuộc sống hoảng loạn, bế tắc, không lối thoát, không tương lai. "Trái lạ" là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo và giàu sức gợi, giúp tác giả tạo nên sự đối lập giữa quả ngọt và cay đắng, từ đó phô bầy bản chất ăn thịt người man rợ của những kẻ da trắng độc quyền. Số phận của nhân dân da màu cũng mong manh, lơ lửng như trái trên cây, họ không được phép làm chủ cuộc đời mình mà có thể "rơi rụng" bất cứ lúc nào tùy theo ý muốn của "kẻ hái quá" là những người da trắng. Đây chính là trạng thái "dùng định mệnh nhân tạo để đè lên định mệnh tự nhiên" mà đại văn hào Victor Hugo đã nói cách đó gần cả thế kỉ,. Ở những câu cuối là nỗi phẫn uất, căm hận trào dâng, bật thành những lời nguyền rủa, đay nghiến đến tận xương tủy. Đó là lời tác giả mà cũng là lời của những người da màu đang ngày đêm phải chịu đắng cay trong xã hội hiện đại.
Âm nhạc là một hình thức quan hệ thẩm mỹ đặc biệt giữa chủ thể và và khách thể thẩm mỹ. Trong đó, chủ thể thưởng thức thẩm mỹ muốn tiếp nhận các giá trị thẩm mỹ do chủ thể sáng tạo thẩm mỹ tạo ra phải thông qua chủ thể biểu hiện thẩm mỹ. Và cảm xúc thẩm mỹ mà chủ thể thưởng thức thẩm mỹ có được hoàn toàn phụ thuộc vào chủ thể biểu hiện thẩm mỹ. Rất nhiều trường hợp chủ thể sáng tạo thẩm mỹ thành công được là nhờ mối quan hệ cộng sinh qua lại với chủ thể biểu hiện thẩm mỹ, chẳng hạn như Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Bởi vậy, khi nói đến thành công của Strange fruit không thể không nhắc tới những ca sĩ đã từng thể hiện thành công nó. Có nhiều ca sĩ đã từng thể hiện Strange fruit, nhưng tôi chỉ giới thiệu ba người mà tôi cho là thể hiện rõ nhất được cái hồn của ca khúc này. 
Trong số những danh ca đã từng thể hiện Strange fruit, không thể không nhắc tới huyền thoại nhạc Jazz/Blues Billie Holliday - người thể hiện thành công nhất ca khúc này và đưa nó thành ca khúc gắn liền với tên tuổi của mình. Tôi cho rằng, chỉ những người da màu từng trải qua tột cùng của đau khổ, tủi nhục mới có đủ trải nghiệm để thể hiện Strange fruit, và điều đó hiển nhiên đúng với Holliday. Một tuổi thơ cùng cực, thiếu vắng tình thương của cha, từng bị hãm hiếp và bị ép phải làm gái điếm khi chưa đầy 14 tuổi, tất cả những cay đắng đó đã giúp Holliday thấu hiểu được cái bi thương, u buồn, bế tắc của cả một thế hệ ẩn chứa trong Strange fruit. Tất cả những cảm xúc đó đã được thể hiện một cách hoàn hảo qua tiếng hát ma mị của cô. Chất giọng nữ trung trầm khàn bẩm sinh của Holliday như được sinh ra để dành cho Strange fruit, vì màu giọng ấy vô tình lại hợp với ca khúc trên mọi note nhạc, mà khó có thể tìm thấy giọng hát nào vừa vặn hơn. Cách hát u uất đầy tính tự sự, lâu lâu lại nhấn vào vào những từ đắt bằng việc gằn giọng và rung nhẹ ở vùng hạ âm để kéo trùng ca khúc xuống theo tiếng piano giúp Holliay lột tả được cái hồn của bài hát, mà lại không bộc cháy hết ra ngoài như các ca sĩ nhạc Soul/R&B, vẫn ẩn đi nhiều nỗi niềm để người nghe trải nghiệm. Nghe Holliday, chúng ta sẽ cảm nhận rõ được sự dằn vặt, quằn quại trong tâm hồn của người hát, những cảm giác không bề bộc ra mà nén vào từng note nhạc, từng câu từng chữ, tạo nên nhiều tầng vỉa khác nhau. Có thể nói, cái u buồn đặc trưng của nhạc Jazz/Blues đã được định nghĩa từ Billie Holliday.

 https://www.youtube.com/watch?v=h4ZyuULy9zs

Người thứ hai mà tôi muốn giới thiệu là Diana Ross - một trong những nữ ca sĩ tiên phong của nền âm nhạc Mỹ. Chất giọng light lirico soprano với độ vang, sáng tự nhiên của Diana mang lại một không khí mới cho bài hát, da diết, khắc khoải và có chất "tình" hơn, gần giống một bản tình ca, nhưng vẫn lột tả đúng chất u buồn, nặng trĩu tang thương của ca khúc. Diana hát ca khúc này trong bộ phim Lady sings the Blues do cô thủ vai chính, hóa thân vào huyền thoại Billie Holliday, Trong bộ phim này, Diana đóng một đoạn nhỏ vào vai một cô gái trẻ đang rất vui tươi, hạnh phúc khi đến chỗ hẹn với người yêu thì phải kinh hãi chứng kiến anh ta bị treo cổ ngay tại nơi hẹn hò của hai người. Đoạn clip chỉ dài chưa đầy một phút, nhưng đủ gây ám ảnh và gợi nhiều trạng thái cảm xúc, suy tư của bất kì người nào đã từng xem nó.

https://www.youtube.com/watch?v=vxeI5gFJZRw

Nhưng đối với tôi, người thể hiện hay nhất Strange fruit là nữ hoàng nhạc Jazz Nina Simone. Đây là tiếng hát để lại cho tôi nhiều nỗi ám ảnh và cảm xúc nhất, cũng là phiên bản mà tôi nghe nhiều nhất của ca khúc này. Cũng giống như Holliday, Nina cũng từng trải qua tuổi thơ phiền muộn khi phải sống trong sự kì thị chủng tộc. Cô đã phải chứng kiến cảnh bố mẹ mình bị yêu cầu nhường chỗ cho một cặp da trắng khi đến xem con gái biểu diễn. Và chính cô cũng phải từ bỏ ước mơ trở thành nghệ sĩ piano cổ điển của mình khi không được nhận vào một học viện âm nhạc danh tiếng chỉ vì cô là người da màu.

Chất giọng nữ trầm kịch tính hiếm có mang đậm chất Africa pop của Nina không chỉ để lại ấn tượng lạ và độc ngay từ những note nhạc đầu tiên, mà còn toát lên rõ nhất hương vị đặc trưng của người da màu, từ tâm hồn, tính cách đến ngoại hình, lối sống. Nghe Nina thể hiện Strange fruit, dù không cần biết tên hay nhìn mặt ca sĩ, người ta cũng biết chắc chắn đây là một người da màu, chỉ có tiếng hát này mới truyền đạt được tất cả về người da màu. Và đương nhiên, với một ca khúc dành riêng cho người da màu như Strange fruit thì giọng hát của Nina là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Người ta nói Nina là ca sĩ của nỗi buồn, vì cô hát cái gì cũng buồn đến cùng cực. Bởi vậy, Strange fruit cũng được Nina thể hiện với một nỗi buồn đắng cay tận cùng, mà không ai có thể lột tả được nỗi buồn sâu hơn như thế. Chất smoking đặc trưng trong tiếng hát của Nina luôn bao phủ không gian nghệ thuật bằng một màn khói thuốc phiêu lãng mỗi khi ca khúc được bật lên, từ đó càng làm gia tăng nỗi buồn thêm gấp bội phần. Bên cạnh nỗi buồn, Nina cũng lột tả rõ sự day dứt, quằn quại và đau đớn về thể chất lẫn tinh thần ở một con người da màu khi phải hứng chịu sự kì thị, đối xử bất công, tàn bạo qua cách hát chưng hửng, tối giản, bỏ lửng câu chữ. Qua lối hát tự sự, chậm rãi của Nina, khán giả như đang được nghe trực tiếp một người da màu mang trên mình nhiều vết thương kể lại câu chuyện cay đắng về đồng bào họ vậy. Một điều vượt trội hơn ở Nina so với những ca sĩ khác từng thể hiện ca khúc này là khả năng nhả chữ vô cùng tinh tế, sâu sắc của cô. Hãy nghe kĩ từng chữ được phát âm ra, bạn sẽ thấy rõ đằng sau mỗi ngắt nghỉ, lên cao, xuống thấp đều là một cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc vô vọng, lúc bất cần, lúc đổ lệ, lúc lại đay nghiến. Ở điểm này, Nina đã thực sự đạt tới cảnh giới kể chuyện bằng giọng hát. Việc tung ra một note A4 đanh dày, khỏe khoắn, âm lượng khổng lồ kéo dài ở chữ "Trees" cuối bài giúp phần thể hiện của Nina trở thành phiên bản duy nhất có sự cao trào, kịch tính và bùng nổ thực sự. Note A4 này là điểm nhấn lớn nhất của toàn ca khúc, vừa thể hiện đỉnh điểm của sự đau đớn, cay đắng, vừa như một lời nguyền rủa, kết án đanh thép tội ác của người da trắng. Note nhạc kéo dài rồi nhỏ dần đi, giàm xuống G4 để vang vọng mãi mãi theo không gian, thời gian, không bao giờ dứt. Sẽ không ai có thể hát được note A4 đó, vì chỉ có giọng hát nội lực, khổng lồ, thô ráp, đong đầy cảm xúc của Nina mới thể hiện rõ được tính sử thi, ma mị, quyền lực đáng sợ của nó. Ngay sau đó, chữ "drop" được nhấn thật thấp như một dấu chấm nặng kéo trùng toàn bộ ca khúc xuống, thể hiện sự tuyệt vọng, bế tắc, không lối thoát. Từ dấu cấm đó đến cuối bài chỉ còn lại tiếng hát yếu ớt, vô vọng đang tắt dần.

https://www.youtube.com/watch?v=ughAVo2ZAag

Âm nhạc cũng giống như văn học, là bức tranh phản ánh lịch sử, phản ánh hiện thực khách quan qua ánh mắt của người nghệ sĩ. Những ca khúc giàu ý nghĩa nội dung, nghệ thuật như Strange fruit xứng đáng là khúc ca bất tử ghi lại một thời kì lịch sử của loài người. Nếu bạn coi âm nhạc chỉ là phương tiện giải trí, có thể không cần phải nghe ca khúc này, nhưng nếu bạn coi âm nhạc là nghệ thuật, tôi khuyên bạn nên nghe để hiểu hơn những giá trị của cuộc sống, của nghệ thuật.

_Đức Long_
Hải Phòng ngày 22 tháng 12 năm 2014

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Bảo Yến - một trong những ca sĩ cover nhạc tiếng Anh hay nhất Việt Nam

Bảo Yến từ lâu đã nổi tiếng trong lòng người hâm mộ như một danh ca nhạc vàng, nhạc trữ tình. Với chất giọng ngọt ngào, luyến láy truyền cảm, đậm chất bolero như vậy, không ai nghĩ rằng cô có thể hát được nhạc ngoại bằng tiếng Anh tuyệt vời đến thế.
Điều tuyệt vời thứ nhất là về phát âm và chất giọng. Người ta có thể phát âm đúng nếu chịu khó rèn luyện tiếng Anh (nhưng phải rất lâu dài), thậm chí có thể nói được giọng Anh - Mỹ chuẩn nếu có thời gian dài sống tại bản địa. Nhưng hát và nói không giống nhau, để hát được đúng phát âm Anh - Mỹ và ra được chất bản xứ là vô cùng khó khăn, ngay cả với người đã sinh sống lâu năm tại bản địa. Điều này có thể được kiểm chứng ở ngay các ca sĩ hải ngoại, dù họ hát khá chuẩn phát âm nhưng vẫn mang màu sắc Vietnamese accent (hoặc Asian accent), nói cách khác là mang đậm chất châu Á, không có được chất "Tây" như người bản xứ. Nhưng Bảo Yến thì khác, dù không phải ca sĩ hải ngoại, cũng không hề sinh ra và lớn lên ở một đất nước nói tiếng Anh nào, trong suốt sự nghiệp cũng chỉ thi thoảng mới qua Mỹ hát cho cộng đồng người Việt nghe, nhưng cô lại có thể hát nhạc ngoại chuẩn phát âm, đúng chất "Tây" của người bản xứ, không hề mang Vietnamese/Asian accent như nhiều ca sĩ khác. Đây là điều vô cùng khó khăn không chỉ riêng người Việt mà còn với toàn châu Á nói chung (trừ Phillippines).

Tôi từng đưa một vài ca khúc nhạc ngoại mà Bảo Yến cover cho một người bạn là du học sinh bên Úc nghe, và anh ấy hoàn toàn bất ngờ về khả năng đặc biệt này của Bảo Yến. Anh ấy nói rằng, các bản cover của cô nghe rất hay, rất chất, đạt gần bằng bản gốc, mà nếu không biết tên ca sĩ, anh ấy sẽ tưởng đó là một ca sĩ bản xứ hát. Thậm chí, anh ấy còn nói, ngay đến ca sĩ bản xứ cũng chưa chắc hát ca khúc đó hay đến thế. Và trong tất cả các ca sĩ Việt Nam hát nhạc ngoại anh ấy từng nghe, thì chưa có ai như Bảo Yến, đó là một tài năng đặc biệt mà ít ca sĩ nào có được.
Để kiểm chứng, tôi còn đưa cho anh ấy nghe các ca khúc cover nhạc ngoại của một số ca sĩ hải ngoại như Ngọc Lan, Linda Trang Đài, Don Hồ... Anh ấy nghe xong và vẫn cho rằng Bảo Yến tốt hơn họ nhiều. Dù các ca sĩ hải ngoại phát âm rất chuẩn, nhưng không đem lại cảm giác đặc biệt, cuốn hút như Bảo Yến.

Để làm được điều này, trước hết phải kể đến chất giọng đặc biệt của Bảo Yến, một chất giọng hơi thô, nặng nhưng nghe rất sang, rất có chiều sâu, âm sắc rất lạ, Tây phương, đặc biệt là sự thể hiện ở quãng trầm vô cùng tuyệt vời. Hơn nữa, trong giọng Bảo Yến còn có chất smoking và husky (cái chất đặc trưng ở một số ca sĩ phương Tây). Chính những điều này đã dễ dàng giúp Bảo Yến thoát khỏi Asian accent (thường mỏng và nhẹ, nhấn nhá mờ) để hát nhạc ngoại đúng giọng bản xứ. 
Tiếp đó, phải kể đến tư duy và thẩm mỹ âm nhạc tinh tế của Bảo Yến. Nếu như hầu hết ca sĩ Việt Nam ngày nay khi cover nhạc ngoại thường bị đè nặng bởi việc phô trương kĩ thuật, quãng giọng, thì Bảo Yến lại tìm được đến đúng cái hồn, cái chất nằm sâu trong bản nhạc. Bởi thế, cô hoàn toàn tránh được việc sến hóa, lố hóa, màu mè hóa, địa phương hóa ca khúc nhạc ngoại, điều mà hiếm ca sĩ nào làm được. Không những vậy, cô còn làm chủ được ca khúc ở việc nhả chữ, nhấn nhá, ngắt nghỉ đầy cá tính, văn minh. Các ca sĩ ngày nay khi cover nhạc ngoại thường cố ý sáng tạo bằng cách khoe note cao, gằn giọng, run riff, melisma... đủ kiểu, nhưng chẳng ai soulful được như Bảo Yến.

Để chứng minh cho khả năng hát nhạc ngoại tuyệt vời của Bảo Yến, mời các bạn nghe hai ca khúc rock sau:

Hotel California (cover của Eagles)
https://www.youtube.com/watch?v=GPZMX80KbmI

We don't need another hero (cover của bà hoàng Tina Turner)
https://www.youtube.com/watch?v=tp3m2egcNlo

Only yesterday (cover của Carpenter)
https://www.youtube.com/watch?v=8hXo1wPWwpg
Bạn sẽ bất ngờ bởi một chất trầm như đàn ông, hơi khàn và rất chất, rất cuốn hút. Đặc biệt, ở bài Hotel California là sự kết hợp tài tình giữa giọng hát với hòa âm phối khí, giữa các cây guitar điêu luyện hòa quyện vào nhau. Hai tay guitar phối hợp rất ăn ý, tiếng bass rất điêu luyện, có hồn, lôi cuốn. Có thể nói, đây là một trong những bản cover ca khúc Hotel California hay nhất châu Á. Hai ca khúc trên đã đạt gần tới bản gốc.

Nếu bạn nghĩ chỉ ở rock Bảo Yến mới hát tốt tiếng Anh, thì bạn đã nhầm, cô vẫn có thể hát rất hay và phát âm tốt ở mảng pop ballad. Hãy nghe ca khúc You and me do nhạc sĩ Quốc Dũng sáng tác bằng tiếng Anh để thấy được khả năng của Bảo Yến.

http://mp3.zing.vn/bai-hat/You-And-Me-Bao-Yen/ZWZAWCZU.html

Điều tuyệt vời thứ hai nằm ở sự đa dạng trong giọng hát của Bảo Yến, bởi chẳng ai ngờ được cái giọng hát nhạc trữ tình, nhạc vàng mùi mẫn, bolero đến thế lại có thể hát nhạc ngoại, mà lại là nhạc rock tuyệt như vậy. Rock và bolero là hai loại nhạc gần như đối lập nhau, nhưng Bảo Yến lại hát được ra chất của cả hai loại nhạc, đó là điều vô cùng lạ thường. Điều này cũng giống như bạn bảo Freddie Mercury đi hát nhạc vàng, còn Quang Lê đi hát nhạc rock vậy. Sau khi đưa các bài cover nhạc ngoại cho anh bạn ở Úc nghe, tôi đưa tiếp một bài nhạc vàng nổi tiếng của Bảo Yến cho anh ấy. Và lần này anh ấy đã phải há mốc mồm kinh ngạc vì không tin đó là cùng một người. Hai cách thể hiện hoàn toàn đối lập nhau, mà cách thể hiện nào cũng ra chất. Không còn gì nghi ngờ, Bảo Yến đúng là giọng hát đa dạng số một Việt Nam, đúng như nhạc sĩ Tuấn Khanh đã từng nhận xét: "Đến nay nhạc Việt chưa có ai có chất giọng đặc biệt như Bảo Yến". 
Hình ảnh: ‘Huyền thoại âm nhạc’ Bảo Yến làm liveshow riêng hoành tráng số 4
Tháng 12 tới, Bảo Yến sẽ tái xuất trong live show Dấu Ấn với một số ca khúc nhạc ngoại kinh điển như Hot stuff, Hotel California, Funky town, I hate myself. Hi vọng khán giả sẽ không bỏ qua tiếng hát đặc biệt này để một lần nữa được thưởng thức một trong những giọng ca vàng đình đám của nền tân nhạc Việt Nam sau 1975.

_Đức Long_
Hải Phòng ngày 1 tháng 12 năm 2014


Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Aretha Franklin - Nữ hoàng của những note F5, F#5 và G5 belting

Trong âm nhạc chúng (bao gồm các thể loại pop, gospel, r&b, soul, jazz, rock, blues...), các nữ ca sĩ chủ yếu sử dụng giọng thật hơn giọng giả thanh (head voice) như nhạc cổ điển. Vì vậy, F5, F#5 và G5 belting (còn được gọi là mix voice hay upper chest voice) được coi như những ngưỡng cao kinh điển, nơi các giọng nữ trung (mezzo soprano) và nữ cao (soprano) phô diễn được toàn bộ giọng hát, kĩ thuật điêu luyện của mình, giống như các note C6, D6 của giọng nữ trong nhạc cổ điển. Với các nữ trung và nữ cao (đôi khi là cả nữ trầm) có kĩ thuật tốt, giọng hát tốt trong nhạc đại chúng, đây là ngưỡng họ có thể đạt tới full voice (hát toàn giọng), thể hiện được sự khỏe khoắn, nội lực mà vẫn giữ được độ đẹp tối đa trong giọng hát của mình. Đồng thời, với khán giả nghe nhạc, họ cũng dễ bị cuốn hút bởi những quãng cao này. Ngược lại, nếu vượt quá quãng này (tới A5, B5, C6 belting), nhiều nữ ca sĩ sẽ không lên được, hoặc có lên cũng khó giữ được độ đẹp trong giọng hát, và khán giả cũng ít tỏ ra thích thú với các note đó.

Mỗi người có một quan niệm khác nhau về sự hoàn hảo hay vẻ đẹp của âm thanh, giọng hát, và với riêng tôi, khó có ai vượt qua bà hoàng nhạc soul Aretha Franklin ở ba note cao belting này, dù còn rất nhiều người hát hay như Patti Labelle, Lara Fabian, Whitney Houston, Mariah Carey, Celine Dion... Đơn giản, ba note cao belting này của Aretha hội tụ đủ 4 yếu tố:

- Âm sắc giọng đẹp hiếm có.
- Kĩ thuật điêu luyện, chuẩn mực.
- Cảm xúc vô biên.
- Sự sáng tạo không ngừng.

Ba note cao belting F5, F#5, G5 thực sự là sở trường của Aretha, bà có thể hát nó một cách thường xuyên, dễ dàng, thoải mái, chơi đùa và thỏa sức sáng tạo với nó, dù có thể đây là những note khá khó khăn với nhiều nữ ca sĩ khác. Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều nữ ca sĩ có thể belt F5, F#5, G5 hay và đẹp, và không phải lúc nào Aretha cũng giữ được sự hoàn hảo trên những note đó, nhưng tôi vẫn cho rằng, Aretha xứng đáng với vị trí đứng đầu.

1. Âm sắc giọng

Âm sắc giọng là yếu tố quan trọng nhất với một người ca sĩ đi theo hướng vocalist, là cái thuộc về bẩm sinh, trời phú, không thể muốn mà có được. Kĩ thuật có thể luyện được, nhưng âm sắc giọng thì không. Bạn có thể khổ luyện thanh nhạc để hát hay hơn, làm cho giọng đẹp hơn, nhưng bạn không thể thay đổi được âm sắc giọng bẩm sinh của mình. Khi ai cũng đua nhau luyện thanh, thì trong cả một rừng ca sĩ có kĩ thuật tốt, chỉ có âm sắc giọng mới làm nên sự đặc biệt và giá trị lớn cho một vocalist. Một ca sĩ có âm sắc giọng đẹp và đặc biệt chỉ cần cất lên một cách bình thường nhất cũng rất hay rồi. Đó là lí do vì sao Maria Callas sau bao nhiêu năm khổ luyện kĩ thuật vẫn đôi lúc phải ghen tị với Renata Tebaldi, một ca sĩ có kĩ thuật không bằng mình. Hay như SoHyang, ca sĩ có kĩ thuật thượng thừa, nhưng cố gắng phô diễn đến mấy cũng không thể bằng được Christina Aguilera, ca sĩ có kĩ thuật yếu nhưng có âm sắc giọng đẹp và lạ. Với khán giả nghe nhạc, âm sắc giọng cũng là yếu tố đầu tiên đập vào tai họ, lôi cuốn họ từ những note nhạc đầu tiên và gây ấn tượng với họ. Rất nhiều ca sĩ hát bè có kĩ thuật tốt hơn cả ca sĩ hát chính, nhưng vẫn chỉ là ca sĩ hát bè, vì âm sắc giọng không có sự đặc biệt.

Tất nhiên, các yếu tố về nhạc cảm, cảm xúc, tư duy, thẩm mỹ, sự sáng tạo cũng chi phối không nhỏ tới thành công và đẳng cấp của một ca sĩ. Trên thực tế, có nhiều ca sĩ thành công nhờ việc lấy sự sáng tạo, kĩ thuật bù đắp thay cho âm sắc giọng bình thường của mình, và ngược lại, có chất giọng đẹp, đặc biệt mà không có sự sáng tạo, tư duy thì cũng khó mà thành công. Nhưng khi loại bỏ các yếu tố trên, chỉ xét riêng tới các note nhạc, chủ đề chính của bài viết này, thì âm sắc giọng vẫn là yếu tố chi phối đầu tiên và quan trọng nhất.

Nhiều người cho rằng âm sắc giọng của Aretha cũng bình thường, vì nghe khá giống những ca sĩ da màu khác, không có gì đặc biệt. Nhưng họ quên rằng giọng hát của Aretha được chia làm hai giai đoạn: thời kì thanh xuân (trước thập niên 80) và thời kì mất giọng (từ thập niên 80 về sau). Việc lạm dụng thuốc lá, bia rượu và hát với cường độ cao khiến Aretha bị mất giọng kể từ những năm 80 trở về sau. Vì thế mà giọng của bà có dấu hiệu bị khàn, khô tiếng, tối tiếng, đặc tiếng, dù vẫn rất khỏe, rất kĩ thuật. Trong khi đó, ở thời kì thanh xuân, giọng hát của bà lại có độ sáng, trong trẻo (khác hẳn với màu giọng tối của đa số các giọng nữ da màu khác). Cái trong trẻo, vang sáng này lại không phải kiểu ngọt nhẹ của type giọng trữ tình mà được kết hợp với chất khỏe khoắn, nội lực của type giọng kịch tính ở mọi note (nhưng không quá đanh, tối, thô như giọng kịch tính thông thường). Chính sự kết hợp giữa độ sáng, trong trẻo với độ đanh, dày của type kịch tính đã tạo nên những note cao F5, F#5, G5 belting vô cùng đặc sắc, sâu dày, mà lại rất đẹp. Không những vậy, màu giọng pha tự nhiên của bà còn được đánh giá là cực hiếm, nhiều người cho rằng còn hiếm hơn cả chất giọng của Whitney Houston hay Toni Braxton. Đây là một điều hiếm thấy ở cả ca sĩ da màu lẫn ca sĩ da trắng, nhưng bạn phải nghe và cảm nhận kĩ mới thấy được điều này. Hãy thưởng thức màn trình diễn sau, và nghe kĩ những note F5 được tung ra ở 1:38, bạn sẽ bất ngờ về độ đẹp lạ thường trong giọng hát của Aretha thời thanh xuân.

https://www.youtube.com/watch?v=hhrt44Vl388

Hoặc nghe màn live sau để thưởng thức những note G5 belting trong trẻo, mạnh mẽ như tiếng chuông khánh của bà. Rất hiếm ca sĩ có được âm sắc đẹp như vậy.

Spirit in the dark
3:36 (G5), 3:39 (G5), 3:50 (G5), 3:54 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=uc0bHrffNrE

Hiện nay, chúng ta vẫn khẳng định Aretha là một giọng nữ trung, và nhờ có kĩ thuật tốt nên có thể belt lên F5, F#5, G5 một cách dễ dàng, vượt qua cả những nữ cao thông thường. Nhưng tôi cho rằng, Aretha thực chất là giọng falcon soprano. Đây là một loại giọng hiếm, "trộn lẫn" giữa nữ trung kịch tính và nữ cao kịch tính, tức là có thể hát tốt ở cả hai quãng dành cho nữ trung và nữ cao kịch tính. Đây là một trong những nguyên nhân vì sao Aretha có thể hát liên tục ở quãng treo với những note rất cao cùng âm lượng lớn mà không hề mệt mỏi. Thậm chí, có lần bà belt lên tận D6, một note vô cùng cao mà hiếm giọng nữ nào lên được. Với tôi, những note cao của Aretha thậm chí còn sáng hơn cả giọng nữ cao kịch tính thuần Patti Labelle.
https://www.youtube.com/watch?v=BCFODVuTTsU

2. Kĩ thuật

Kĩ thuật là yếu tố quan trọng nhất giúp ca sĩ hát đẹp trên quãng cao. Một ca sĩ có kĩ thuật không tốt sẽ không thể hát đẹp được các note F5, F#5, G5 belting dù giọng có đẹp thế nào đi chăng nữa. Và Aretha, vốn có chất giọng đẹp tự nhiên, lại được kết hợp cùng kĩ thuật chuẩn mực nữa, thì chẳng khác nào hổ được chắp thêm cánh.



- Khẩu hình: Kiểm soát khẩu hình là một trong những kĩ thuật quan trọng giúp hỗ trợ độ vang cho giọng hát. Nó bao gồm các kĩ năng về kiểm soát cơ mặt, điều khiển môi, cơ cằm. Một ca sĩ kiểm soát tốt khẩu hình sẽ hát rất thoải mái, dễ dàng. Ngược lại, ca sĩ không kiểm soát tốt khẩu hình sẽ bị căng cơ mặt, cơ miệng, cơ cằm. Một số trường hợp kiểm soát khẩu hình không tốt làm cho giọng hát bị khô cứng, mất vang như Jessica Simpson (cằm quá căng dẫn tới thanh quản bị nâng cao và bóp méo giọng hát), hay Christina Aguilera (miệng mở quá mức khiến cằm bị nhô ra và lưỡi bị đẩy ngược vào cổ họng làm âm thanh bị nặng và khàn). Hãy để ý kĩ khẩu hình của Aretha khi hát, đặc biệt là khi lên ba note cao này, bạn sẽ thấy bà kiểm soát các cơ môi, thư giãn cơ cằm cực tốt, điều khiển nó một cách thoải mái. Cơ môi của bà có sự chuyển động rất nhịp nhàng ở các chữ, các cao độ. Xem các clip sau:

Mockingbird
01:31 (F # 5), 01:45 (F#5)
https://www.youtube.com/watch?v=y0URYw27qd0

Groovin
2:13 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=CHZ0JD9ie8I

Dr.Feelgood
4:34 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=RKWD06PCBek

I never loved a man
3:05 (F5 - F#5)
https://www.youtube.com/watch?v=voJxHu-TN-E



Độ trề môi là một trong những nhân tố lớn về khẩu hình (không phải với tất cả các ca sĩ) giúp hỗ trợ độ vang cho giọng hát. Các ca sĩ bậc thầy như Luciano Pavarotti, Joan Sutherland, Leontyne Price, Lara Fabian... luôn cố gắng tạo ra độ trề môi thích hợp để độ vang được hoàn hảo nhất, và Aretha cũng không phải ngoại lệ, những note F5, F#5, G5 belting của bà luôn được hát với độ trề môi hoàn hảo.





- Cách đặt lưỡi của Aretha cũng hoàn toàn chuẩn mực, giúp tạo ra độ vang lớn nhất. Để ý kĩ, bạn sẽ thấy khi belt lên cao, lưỡi của bà không bị thụt về phía sau, và cong theo hình vòng cung (không phải hình chữ V thông thường). Cách đặt lưỡi cong theo hình vòng cung sẽ biến khoang miệng của bạn thành một nhà hát opera mái vòm (loại kiến trúc giúp khuếch đại độ vang tự nhiên), và như thế, độ vang sẽ được khuếch đại ở khoang miệng. Hãy xem các clip sau:

I say a little prayer
1:33 (F5), 2:51 (F#5), 2:55 (F#5)
https://www.youtube.com/watch?v=STKkWj2WpWM

I say a little prayer
1:44 (F#5), 2:34 (F#5), 2:37 (F#5), 3:27 (F5)
https://www.youtube.com/watch?v=7Ifw8JhDBvs



- Việc cân bằng đúng tỉ lệ chest voice và head voice trong mix voice của Aretha giúp bà tận dụng tối đa độ dày, khỏe của chest và độ bay, vang của head. Vì vậy, các note belt của bà đạt đến đỉnh điểm của sự vang rền, nổi trên dàn nhạc, bay, thoát mà lại không quá heady như Lara Fabian, chắc, khỏe mà không quá nặng như Whitney Houston, đanh dày mà vẫn mềm mại, không quá thô như Patti Labelle.

Bridge over troubled water
01:59 (F5), 3:09 (F5), 3:11 (G5), 03:32 (G5), 03:59 (F5)
https://www.youtube.com/watch?v=SNV588aUtJk

- Vị trí thanh quản đúng, không thấp, không cao giúp các note belt cao của Aretha mạnh mà không gắt, không chói, uy lực mà vẫn duy trì được sự thoải mái, dễ dàng, không căng thẳng, không khàn.

- Giảng viên thanh nhạc thế kỉ XIV G.B.Lamperti từng nói: "Người thở tốt có thể hát tốt". Hỗ trợ và kiểm soát hơi thở tốt giúp các note belt cao của Aretha trở nên khoáng đạt, duy trì độ vang lớn, càng lên cao càng mạnh mẽ, sáng rực, có thể biến tấu theo nhiều cách khác nhau (lúc dài lúc ngắn, lúc đóng lúc mở, lúc rung lúc không) mà không hề có dấu hiệu đứt gãy, chèn ép âm thanh. Phối hợp và kiểm soát tốt cơ hoành, cơ bụng cũng giúp bà giữ hơi tốt, lên các note cao nhẹ nhàng, không gắng sức, hiếm khi bị thăng hay giáng note, luôn luôn đúng cao độ. Đó là lí do vì sao bà có thể hát liên tục ở các note treo cao với tempo nhạc rất nhanh mà vẫn đúng note, chuẩn semitone.

Won't be long
01:17 (F # 5), 1:18 (F5), 1:22 (F5), 1:24 (F5)
https://www.youtube.com/watch?v=psfqVgyU9rc

Don't play that song for me
2:58 (G5), 2:28 (F#5 - G5)
https://www.youtube.com/watch?v=2ZVUVNJwQKI

- Cổ họng mở toàn bộ giúp năng lượng âm thanh được giải phóng tối đa trên các note cao, nên càng belt lên cao âm lượng của Aretha lại càng lớn, âm thanh thoải mái, tròn trịa, đầy đặn.

- Vị trí âm thanh chuẩn xác, đẩy vào đúng các khoang hỗ trợ vang giúp Aretha tạo ra những âm thanh đẹp nhất, phù hợp nhất với giọng hát, cơ địa của bà trên các quãng belt cao.

- Vibrato thường được coi như một thước đo về kĩ thuật của người ca sĩ. Nếu ca sĩ có kĩ thuật tốt, họ sẽ duy trì được vibrato đều đặn trên các quãng cao, và Aretha đã làm tốt điều này.

Don't play that song for me
2:58 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=2ZVUVNJwQKI

- Độ efforless cũng được xem như một chuẩn mực khi đánh giá kĩ thuật của ca sĩ. Ca sĩ có thể biến tấu hoa mĩ, sử dụng nhiều kĩ thuật màu sắc, lên cao hay xuống thấp, nhưng nếu không có được độ efforless thì cũng chưa được xem là chuẩn mực.Và kĩ thuật nền vững chắc đã giúp Aretha duy trì được độ efforless rất cao trên những quãng F5, F#5, G5 belting.

Ain't nothing like the real thing
0:43 (F5 - /e/), 0:59 (F5 - /e/), 2:01 (G5 -/e/), 2:15 (F5 /ơ/), 2:25 (F5 - /e/), 2:31 (G5 - /ơ/, /e/), 2:58 (F5 - /i/), 3:03 (F5 - /a/), 3:06 (G5 - /a/), 3:08 (G5, F#5 - /a/), 3:32 (F5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=spfAuB8E2bg


3. Sáng tạo

- Làm chủ hoàn toàn các note F5, F#5, G5 belting giúp Aretha dễ dàng sáng tạo với nó, rất nhiều note cao được bà thêm vào trong các màn hát live mà không có trong bản thu âm. Chẳng hạn, ở ba màn trình diễn ca khúc Natural woman sau, bà thêm vào ba note G5 belting, không có trong bản thu âm. Và mỗi màn live lại thêm vào ở một vị trí khác nhau.

Bản thu âm
https://www.youtube.com/watch?v=dEWuAcMWDLY

Bản live
Natural woman
2:34 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=q9nSU2hAqK4

Natural woman
2:46 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=990QkpNiig0

Natural woman
1:44 (G5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=ihMy5ibuEWc

- Note G5 belting ở cuối màn live ca khúc Don't play that song for me được kéo dài hơn bản studio. Điều này còn chứng minh Aretha live hay hơn cả thu âm.

Bản thu âm
2:56 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=6ktFUwPGWag

Bản live
Don't play that song for me
2:58 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=2ZVUVNJwQKI

- Ở hai màn live ca khúc I say a little prayer for you sau, note F#5 belting được Aretha biến tấu lúc nhanh lúc chậm, lúc ngắn lúc dài theo nhịp nhạc.

I say a little prayer
2:55 (F#5) chậm và dài, kèm vibrato
https://www.youtube.com/watch?v=STKkWj2WpWM

I say a little prayer
2:37 (F#5) nhanh và dồn dập (đoạn cuối màn live này còn có một chuỗi E5, F5 mà trong bản thu âm không có)
https://www.youtube.com/watch?v=7Ifw8JhDBvs

Trong màn live ca khúc quen thuộc Natural woman tại Divas night 1998, dù đã 56 tuổi và phải hát đi hát lại ca khúc này quá nhiều lần, Aretha vẫn rất sáng tạo bằng cách chêm xen nhiều đoạn F5, G5 belting đầy ngẫu hứng, cảm xúc. Không những vậy, bà còn đứng ra làm chủ sân khấu và dẫn dắt các ca sĩ hát chung vào cuộc chơi đùa note cao của mình. Nghe từ 4:05 clip.
https://www.youtube.com/watch?v=lBBI-tOF3Ho

Hay trong màn live ca khúc Spirit in the dark này, Aretha vừa nhảy vừa liên tục chơi đùa với các note F#5, G5 belting mà không hề mệt mỏi, dù các note được tung ra rất dồn dập, lúc dài lúc ngắn, cảm tưởng như không còn thời gian để thở. Nghe từ 4:05 đến hết clip.
https://www.youtube.com/watch?v=astZBfNtGzY

- Nếu như đa số các ca sĩ khác thường chỉ đạt tới độ rền khi trải qua cảm giác vang mạnh mẽ ở một trong hai vùng là phần mặt nạ (như Whitney Houston, Patti Labelle, Thanh Lam...) và phần đỉnh trán (như Mariah Carey, Hồ Quỳnh Hương...) khi belt note cao thì Aretha lại có thể thành thục ở cả hai vùng đó. Việc trải qua cảm giác mạnh mẽ ở cả hai vùng vang khi belt note cao giúp Aretha tạo được nhiều màu sắc cho âm thanh giọng hát ở các note F5, F#5, G5 belting, khiến nó trở nên đa dạng, phong phú, phục vụ tối đa các ý tưởng giai điệu. Chẳng hạn, cùng một note G5 belting trong ca khúc Natural woman, ở hai màn live khác nhau, bà đạt tới độ rền của hai vùng trải nghiệm độ vang khác nhau.

Natural woman
2:34 (G5) - đạt tới độ rền khi trải qua cảm giác vang mạnh mẽ ở vùng đỉnh trán, khiến âm thanh trở nên bay, nhẹ hơn
https://www.youtube.com/watch?v=q9nSU2hAqK4

Natural woman
2:46 (G5) - đạt tới độ rền khi trải qua cảm giác vang mạnh mẽ ở vùng mặt nạ, khiến âm thanh trở nên dày, chắc hơn.
https://www.youtube.com/watch?v=990QkpNiig0

- Thường thì Aretha trải qua cảm giác vang ở vùng mặt nạ để tạo những quãng belt cao full voice mạnh mẽ, căng tràn, dài hơi, còn vùng đỉnh trán lại được cảm giác để bật những note nảy đột xuất. Nhờ đó, Aretha có thể đạt tới độ rền ngay trên những note belt bật nảy rất cao, điều mà rất ít ca sĩ làm được. Chẳng hạn, trong màn live ca khúc I never loved a man sau, bà bật hai note G5 belting vang rền.

3:04 (G5), 3:06 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=h-63j5XEQYM

Tương tự, ở màn live ca khúc Respect sau, Aretha cũng đạt tới độ rền khi bật note G5 belting theo nhịp nhạc rất nhanh và dồn dập mà không hề chuẩn bị đà từ trước.

2:45 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=u6cpQUcJfJI

- Aretha còn sáng tạo cả về vibrato khi điều khiển được tần số vibrato nhanh chậm trên quãng belt cao theo từng tiết tấu khác nhau. Chẳng hạn trong ca khúc sau, bà làm vibrato trên F5 belting chậm lại và nảy rõ hơn theo nhịp nhạc.

Oh me, Oh my
4:05 (F5)
https://www.youtube.com/watch?v=QIRxB7QXP3g

Ngược lại, trong ca khúc sau, vibrato trên F#5 belting được đẩy nhanh và giấu kín đi, không hề nổi ra.

I say a little prayer
1:33 (F5), 2:51 (F#5), 2:55 (F#5)
https://www.youtube.com/watch?v=STKkWj2WpWM

- Các note F5, F#5, G5 belting của Aretha được sử dụng điêu luyện tới mức, bà có thể bắn nó vào trong từng con chữ để nảy lên từng note một với một tốc độ nhanh mà không cần phải lấy hơi, tạo đà, hát chậm lại, ngân dài từ trước. Các con chữ này bao gồm cả âm mở lẫn âm đóng, mà vẫn đàm bảo đủ các yếu tố vang, rền, nền, nảy, độ ổn định cao, không hề đứt gãy, khàn tiếng. Việc belt cao như vậy là vô cùng khó khăn, ngay cả với một soprano thuần. Nếu bạn không mixed voice và kiểm soát hơi thở ở trình độ bậc thầy, bạn sẽ không thể làm được điều này. Chẳng hạn, trong hai màn live ca khúc Won't be long sau, bà bắn F5 belting vào từng chữ một, rồi lại tiếp tục vibrato rất dài hơi ngay sau đó, lúc âm mở, lúc lại âm đóng, luân phiên liên tục.

Won't be long
2:19 (F5), 2:51 (F5), 3:04 (F5)
https://www.youtube.com/watch?v=G1p92gQTQCg

Won't be long
01:17 (F # 5), 1:18 (F5), 1:22 (F5), 1:24 (F5), 1:27 (F5)
https://www.youtube.com/watch?v=psfqVgyU9rc

Ain't nothing like the real thing
0:43 (F5 - /e/), 0:59 (F5 - /e/), 2:01 (G5 -/e/), 2:15 (F5 /ơ/), 2:25 (F5 - /e/), 2:31 (G5 - /ơ/, /e/), 2:58 (F5 - /i/), 3:03 (F5 - /a/), 3:06 (G5 - /a/), 3:08 (G5, F#5 - /a/), 3:32 (F5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=spfAuB8E2bg

Hay trong ca khúc A bye your baby with a dixie melody sau, bà bắn liên tiếp 3 note G5 belting vào ba chữ khác nhau.

2:10 (G5 - /ă/, /e/, /ơ/)
https://www.youtube.com/watch?v=Ht7odW7VFU0

- Aretha cũng có thể duy trì và run được hai note G5 belting nảy trên cressendo (hát to dần) bằng fortissimo  (hát to tiếng) với tốc độ nhanh.

Spirit in the dark
3:54 (G5)
https://www.youtube.com/watch?v=uc0bHrffNrE

- Kĩ thuật điêu luyện giúp Aretha hát F5, G5 dồn dập liên tục trong suốt một ca khúc mà không hề có dấu hiệu đuối sức, mệt mỏi, càng hát càng căng tràn.

Ain't nothing like the real thing
0:43 (F5 - /e/), 0:59 (F5 - /e/), 2:01 (G5 -/e/), 2:15 (F5 /ơ/), 2:25 (F5 - /e/), 2:31 (G5 - /ơ/, /e/), 2:58 (F5 - /i/), 3:03 (F5 - /a/), 3:06 (G5 - /a/), 3:08 (G5, F#5 - /a/), 3:32 (F5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=spfAuB8E2bg

Spirit in the dark
2:46 (G#5 - /a/), 3:36 (G5 - /au/), 3:39 (G5 - /e/), 3:50 (G5 - /e/), 3:54 (G5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=uc0bHrffNrE

- Aretha còn có thể chạy note melisma kèm vibrato rất soulful từ trầm lên F5 belting.

Ain't nothing like the real thing
3:32 (F5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=spfAuB8E2bg

- Cũng như nhiều ca sĩ gospel da màu khác, Aretha có kĩ thuật gằn và làm khàn giọng trên các quãng belt cao (không phải kiểu hát khàn tự phát do gào thét).

Dr.Feelgood
4:29 (F5 - /a/), 5:35 (G5 - /a/).
https://www.youtube.com/watch?v=S8550GooStw

- Bà còn có thể hold luân phiên F5 - F#5 hay G5 -G#5 belting liên tục với tần số cực nhanh trong một chuỗi vibrato.

Ain't nothing like real thing
0:20 (F5 - F#5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=FW3LCCqAdEE

Dr.Feelgood
4:34 (G5 - G#5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=NLLLTR4vjdI

- Gằn giọng trên F5, G#5 belting cũng không phải điều khó khăn với bà.

Ain't nothing like real thing
2:28 (F5 - /ơ/), 2:32 (F5 - /ơ/)
https://www.youtube.com/watch?v=FW3LCCqAdEE

Dr.Feelgood
5:25 (G#5 - /a/), 6:24 (G#5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=NLLLTR4vjdI

- Không chỉ fortissimo (hát to tiếng) trên chuỗi cressendo (hát to dần), Aretha còn có thể giữ nguyên note cao F5 belting mà vẫn pianissimo (hát nhỏ tiếng) được. Đây là một điều vô cùng hiếm thấy ở một nữ trung, thậm chí là nữ cao thông thường.

Ain't nothing like real thing
4:09 (F5 - /ô/)
https://www.youtube.com/watch?v=FW3LCCqAdEE

- Các note F5, F#5, G5 belting được Aretha thực hiện trên mọi nguyên âm, từ mở (/a/, /ă/, /ơ/) tới đóng (/e/, /i/, /u/), mà vẫn rất chuẩn mực, trong khi nhiều ca sĩ khác thường chỉ đạt đỉnh khi belt cao ở nguyên âm mở hoặc nguyên âm đóng. Đặc biệt ở âm /i/, nguyên âm đóng được coi như mốc thử nghiệm độ đanh, dày, rền, lực của giọng, Aretha đã làm rất tốt.

I say a little prayer
1:33 (F5 - /e/), 2:51 (F#5 - /â/), 2:55 (F#5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=STKkWj2WpWM

I say a little prayer
1:44 (F#5 - /e/), 2:34 (F#5 - /â/), 2:37 (F#5 - /e/), 3:27 (F5 - /ơ/)
https://www.youtube.com/watch?v=7Ifw8JhDBvs

Natural woman
2:34 (G5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=q9nSU2hAqK4

Natural woman
2:46 (G5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=990QkpNiig0

Shoop shoop song
1:38 (F5 - /â/)
https://www.youtube.com/watch?v=hhrt44Vl388

Won't be long
2:19 (F5 - /â/, /i/, /o/), 2:51 (F5 - /â/), 3:04 (F5 - /o/)
https://www.youtube.com/watch?v=G1p92gQTQCg

Oh me, Oh my
4:05 (F5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=QIRxB7QXP3g

Mockingbird
01:30 (F # 5 - /a/), 01:45 (F#5 - /ô/)
https://www.youtube.com/watch?v=y0URYw27qd0

Groovin
2:13 (G5 - /u/)
https://www.youtube.com/watch?v=CHZ0JD9ie8I

Bridge over troubled water
01:59 (F5 - /e/), 3:09 (F5 - /a/), 3:11 (G5 - /e/), 03:32 (G5 - /â/), 03:59 (F5 - /i/)
https://www.youtube.com/watch?v=SNV588aUtJk

Bridge over troubled water
2:20 (F5 - /e/), 3:55 (F5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=_DBl5gAs6WI

Won't be long
01:17 (F#5 - /a/), 1:18 (F5 - /a/), 1:22 (F5 - /e/), 1:24 (F5 - /o/), 1:27 (F5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=psfqVgyU9rc

A bye your baby with a dixie melody
1:42 (G5 - /â/), 2:10 (G5 - /ă/, /e/, /ơ/)
https://www.youtube.com/watch?v=Ht7odW7VFU0

Oh me, Oh my
2:30 (G5 - /a/), 02:51 (F5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=amhofKBvuyU

Chain of fools
2:29 (F5 - /oa/), 2:32 (F5 - /ê/)
https://www.youtube.com/watch?v=4wErvWqlMYY

Dr.Feelgood
4:34 (G5 - /â/)
https://www.youtube.com/watch?v=RKWD06PCBek

I never loved a man
3:02 (F5 - F#5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=voJxHu-TN-E

I never loved a man
3:04 (G5 - /e/), 3:06 (G5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=h-63j5XEQYM

Precious Lord
0:42 (G5 - /â/)
https://www.youtube.com/watch?v=8FdFrtNacgU

Respect
2:45 (G5 - /â/)
https://www.youtube.com/watch?v=u6cpQUcJfJI

Chain of fools
1:46 (G5 - /e/), 2:17 (F5 - /ô/)
https://www.youtube.com/watch?v=tHeqFxHSVfA

Don't play that song for me
2:58 (G5 - /e/), 2:28 (F#5 - G5 - /â/)
https://www.youtube.com/watch?v=2ZVUVNJwQKI

Singing in the rain
2:43 (G5 - /i/)
https://www.youtube.com/watch?v=NZjAuSlFmB8

Do right woman
3:13 (F#5 - /â/), 3:23 (F5 - F#5 - /â/)
https://www.youtube.com/watch?v=N1MW6xXjW8g

Spirit in the dark
2:46 (G#5 - /a/), 3:36 (G5 - /au/), 3:39 (G5 - /e/), 3:50 (G5 - /e/), 3:54 (G5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=uc0bHrffNrE

Ain't nothing like the real thing
0:43 (F5 - /e/), 0:59 (F5 - /e/), 2:01 (G5 -/e/), 2:15 (F5 /ơ/), 2:25 (F5 - /e/), 2:31 (G5 - /ơ/, /e/), 2:58 (F5 - /i/), 3:03 (F5 - /a/), 3:06 (G5 - /a/), 3:08 (G5, F#5 - /a/), 3:32 (F5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=spfAuB8E2bg

Ain't nothing like the real thing
0:16 (F5 -/e/), 0:33 (F5 - /e/), 2:01 (F5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=SGpeuvO4sPk

Dr.Feelgood
1:30 (F5 - /e/), 2:30 (F5 - /au/), 4:29 (F5 - /a/), 5:35 (G5 - /a/), 6:01 (G5 - /au/)
https://www.youtube.com/watch?v=S8550GooStw

Share your love with me
2:14 (F5 - /a/), 3:31 (F5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=_SAgMEj0jvs

La vie en rose
4:03 (G5 - G#5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=9bhMoNUmMYc

Natural woman
1:44 (G5 - /a/)
https://www.youtube.com/watch?v=ihMy5ibuEWc

Singing in the rain
1:45 (G5 - /e/)
https://www.youtube.com/watch?v=qbhZ8Itj-_g

Ain't nothing like real thing
0:20 (F5 - F#5 - /e/), 0:43 (F5 - F#5 /e/), 1:27 (F#5 - /ua/), 2:28 (F5 - /ơ/), 2:32 (F5 - /ơ/), 2:34 (G#5 - /au/), 4:09 (F5 - /ô/)
https://www.youtube.com/watch?v=FW3LCCqAdEE

Dr.Feelgood
3:05 (F5 - /au/), 3:08 (G#5 - /a/), 3:38 (F5 - /oa/), 4:31 (F5 - /au/), 4:34 (G5 - G#5 - /a/), 5:25 (G#5 - /a/), 6:18 (G5 - /ê/), 6:24 (G#5 - /a/), 7:20 (F#5 - /i/)
https://www.youtube.com/watch?v=NLLLTR4vjdI


4. Cảm xúc

Việc ca sĩ phải chạy đua note cao và đảm bảo kĩ thuật đã khiến họ không còn đủ sức để truyền tải cảm xúc nữa. Có rất nhiều trường hợp ca sĩ chạy đua note cao mà thiếu cả kĩ thuật lẫn cảm xúc như Charice, Ariana, Regine Velasquez... Một số trường hợp tạo ra được cảm xúc nhưng lại thiếu hút về kĩ thuật như Christina Aguilera, Jessica Simpson... Số còn lại đảm bảo được kĩ thuật nhưng lại đánh rơi cảm xúc như SoHyang, một số ca sĩ da màu và ca sĩ Phillippines khác. Nếu trong một ca khúc chỉ có một đến hai đoạn belt cao F5, F#5, G5, sẽ dễ dàng hơn cho việc truyền tải cảm xúc. Nhưng phải hát liên tục nhiều đoạn belt cao như vậy trong một hoặc nhiều ca khúc mà vẫn truyền đạt cảm xúc tốt đến khán giả là một điều vô cùng khó khăn.

Aretha luôn là bậc thầy trong việc truyền tải cảm xúc lẫn kĩ thuật trên những quãng belt cao, một sự hòa quyện hoàn hảo. Thậm chí, ngay cả Whitney Houston (cũng là một bậc thầy trong việc tạo cảm xúc) ờ thời kì đầu vẫn bị chê là thiếu cảm xúc so với Aretha. Cách tạo cảm xúc của bà được đánh giá là toàn diện, vừa bộc trực, vừa ẩn giấu. Hãy nghe những quãng belt cao của Aretha và cảm nhận nó trong toàn thể bài hát, bạn sẽ thấy những cơn bão cảm xúc được tạo ra lớn thế nào. Và nếu bạn nghe quen dòng nhạc soul/gospel, bạn sẽ càng thấy được tài năng của Aretha vĩ đại đến đâu. Tất cả các note cao được thêm vào rất ngẫu hứng nhưng hoàn toàn tinh tế, hợp lí, không lệch đi một semitone nào. Rất ít ca sĩ belt G5 cảm xúc như Aretha, các note cao phối hợp với toàn thể ca khúc tạo nên những giai điệu rất man dại, soulful, kích thích và cuốn hút người nghe vào những cơn bão cảm xúc do bà tạo ra.
Ngẫu hứng, tự nhiên mà lại chuẩn mực, kĩ thuật mà lại cảm xúc, sáng tạo mà lại tinh tế, đó chính là bà hoàng nhạc soul Aretha Franklin. Không phải ngẫu nhiên mà bà nhận được 8 bằng tiến sỹ danh dự tại các đại học, cao đẳng danh tiếng ở nước Mỹ, còn tạp chí Rolling Stone xếp bà vào vị trí thứ nhất trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Những gì Aretha tạo ra và cống hiến cho âm nhạc là rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng tới mọi thế hệ ca sĩ sau này.

_Đức Long_
Hải Phòng ngày 15 tháng 11 năm 2014


Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Nữ hoàng của những note G5 belting

G5 belting (còn gọi là G5 mix voice hay G5 upper chest) là một note rất cao trong quãng giọng của giọng nữ. Rất ít giọng nữ có thể đạt tới độ full và đẹp khi belt lên note này. Vì vậy, G5 belting cũng được nhiều người coi là ngưỡng kết thúc độ hoàn hảo trong giọng ngực của giọng nữ nói chung, tức là khi lên quá G5 thường rất khó nghe, khó tạo ra cảm giác thư giãn, thoải mái (giống như E6 thường được coi là ngưỡng kết thúc độ đẹp của giọng nữ trong opera). 

So với các loại giọng khác, nữ cao kịch tính có khá nhiều lợi thế ở G5 belting, vì họ có sẵn chất giọng cao và to khỏe, đanh dày, đủ để tạo ra độ full tuyệt đối. Nữ cao kịch tính người Catalogne - Monica Naranjo là một trong số ít ca sĩ sở hữu những note G5 belting hoàn hảo nhất. G5 của cô đạt đến đỉnh điểm của độ full, hoàn toàn open throat, cộng minh chính xác, vị trí âm thanh chuẩn mực, cân bằng tốt giữa chest và head, tạo ra một nguồn âm lượng và độ rền cực lớn, đồ sộ, chắc chắn như một tảng núi. Âm sắc của cô sáng chói, lộng lẫy mà lại đanh thép, vibrato rất đẹp. Nghe Monica belt G5, chúng ta thấy rất thoải mái, không hề có sự gắng gượng, mệt nhọc nào. Nghe 4:24 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=JbobBGowVng

Dù là một nữ trung, nhưng G5 belting của Aretha vẫn rất full và đẹp, sáng và vang rền, không thua gì nữ cao nào, thể hiện khả năng mix voice và kĩ thuật bậc thầy của bà. Điểm đặc biệt ở Aretha là sự kết nối tài tình với cảm xúc, tạo ra những cơn bão cảm xúc rất soulful trên những quãng G5 belting, lại thêm khả năng cảm nhạc tuyệt vời giúp sáng tạo ra những giai điệu đầy ngẫu hứng, điều mà rất hiếm giọng nữ làm được. Tuy nhiên, so với những note F5 hoàn hảo thì G5 belting của bà vẫn chưa bằng được. Xem 2:46 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=990QkpNiig0

Và xem tiếp 2:34 clip sau để thưởng thức vẻ đẹp âm thanh trong G5 belting của Aretha.
https://www.youtube.com/watch?v=q9nSU2hAqK4

Và 2:58 clip sau
https://www.youtube.com/watch?v=2ZVUVNJwQKI

Về nữ cao kịch tính, không thể không nhắc tới Patti Labelle, bà trùm của những note G5. Cũng như Monica, G5 belting của Patti đạt tới sự chuẩn mực của âm thanh, tuy âm sắc giọng da màu có vẻ tối hơn. Cùng thưởng thức G5 belting siêu đẳng của Patti qua các clip sau.

Patti lấp đầy sân khấu ở chuỗi belting G5 (0:10).
https://www.youtube.com/watch?v=4vex3_3rzkw

Patti upstage toàn bộ ca sĩ đàn em có vocal lớn ở chuỗi G5 belting vang rền (4:02).
https://www.youtube.com/watch?v=g_A7IDLcsdg

Patti phóng nguồn âm lượng khổng lồ ở những note G5 belting để hát không mic trong một nhà hát lớn (3:38).
https://www.youtube.com/watch?v=iWUwp_byum0

Mariah Carey thời hoàng kim sở hữu những note belt G5 rất đẹp, sáng, bay bổng, nhẹ nhàng, đúng chất trữ tình màu sắc. Xem 3:35 clip sau
https://www.youtube.com/watch?v=z-emBE3y-XQ

Giọng falcon soprano Vanessa Amarosi cũng sở hữu những note G5 belting khá kịch tính, nhưng lại mang tính heady nên làm giảm độ full của giọng hát. Xem 2:45 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=nKv1vWcP6K4

Tương tự như Vanessa, những note G5 belting của Lara Fabian tuy rất đẹp nhưng hơi có chút heady, làm giọng hát mỏng đi. Nhưng dù sao, G5 belting của Lara vẫn khá chuẩn mực, cảm xúc. Xem 5:40 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=k-IvqDEAF7M

Celine Dion vẫn luôn đặc trưng bởi những note G5 belting nasal, tạo vang ở khoang mũi rất mượt mà. Xem từ 1:56 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=BbRfapWaOKk


Với khả năng mix voice xuất thần cùng chất giọng kịch tính đậm chất da màu, việc hold một quãng belt G5 với ca sĩ gospel Tiffany Mosley dễ như ăn kẹo.
https://www.youtube.com/watch?v=UeRQDqZtSCs

Cũng giống như Tiffany, kĩ năng mix voice điêu luyện giúp ca sĩ gospel Tammy Taylor belt lên G5 dễ như ăn cháo. Xem từ 3:16 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=UunwXlrxPsg


Nữ trung kịch tính Anastacia cũng sở hữu những note G5 belting đầy nội lực.
https://www.youtube.com/watch?v=BJBIXtucw4s

Dù là một lirico soprano, nhưng Cyndi Lauper có thể tạo ra những note G5 belting đầy nội lực, chắc chắn, âm lượng lớn, có thể đọ giọng với dramatic soprano Patti Labelle trên cùng một sân khấu. Xem từ 1:01 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=cBIajCa09_Q

So với F5, Barbra Streisand lại tỏ ra có ưu thế hơn ở những note G5 belting, rất vang, sáng, đẹp, tuy hơi mảnh.
https://www.youtube.com/watch?v=btTwozCmw0Q

Jennifer Holliday mix G5 khá đầy đặn.
https://www.youtube.com/watch?v=HcwMxBtFSX4

Etta James là một trong số ít nữ trầm belt được G5, nhưng lại ít đạt được độ full, và chỉ có trong các bản thu âm. Xem từ 1:42.
https://www.youtube.com/watch?v=TkRI_9WPEIg

G5 belting không phải quãng thuận lợi và ra khỏi vùng thoải mái của Whitney nên cô ít khi đạt tới độ full của nó.
https://www.youtube.com/watch?v=YtAoIX4698M


Beyonce là ca sĩ kết hợp tốt nhất giữa việc vận động thể chất và belt note, dù phải nhảy rất sung, nằm vật vã trên sân khấu, nhưng cô vẫn belt được G5 tạm gọi là ổn. Tuy nhiên, G5 belting không phải quãng thuận lợi của Beyonce, cô tỏ ra khó duy trì được nó, không giữ được độ full và cũng không đạt tớt độ rền. Xem từ 2:55 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=L02-RPd70Jc

Ở châu Á, SoHyang xứng đáng với ngôi vị belt G5 tốt nhất, rất chắc chắn, cộng minh chính xác, kiểm soát tốt, thư giãn tốt, có thể duy trì G5 liên tục trong thời gian dài. Nhưng vẫn như mọi khi, G5 belting của SoHyang thiếu kết nối với cảm xúc, nên khó gây được ấn tượng tốt với người nghe. Nghe tuừ 2:30 đến 3:00 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=knJyDLYbh7M

So với SoHyang, G5 belting của Ailee có phần yếu hơn, khó kiểm soát và duy trì tốt.
https://www.youtube.com/watch?v=TZXzhPKeVzI

Việc chạy đua note cao khiến Charice bỏ quên vẻ đẹp của âm thanh, G5 belting của cô thiếu cân bằng giữa tỷ lệ chest và head, ép thanh quản cao, hỗ trợ hơi thở không tốt, dẫn tới căng thẳng, không có độ vang, không thoải mái, khó duy trì, vibrato xấu. Xem từ 6:18 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=2cTiOue0Ox0

Cũng như Charice, G5 belting của Regine Velasquez không hề đẹp, thiếu hỗ trợ, đặc biệt là thiếu trầm trọng cảm xúc. Nhưng có lẽ Regine vẫn làm tốt và dễ dàng hơn Charice.
https://www.youtube.com/watch?v=AlC7-ZL_lKU

Nếu Thu Minh thắng Hồ Quỳnh Hương ở F5 belting thì Hồ Quỳnh Hương lại nhỉnh hơn chút ít (không đáng kể) ở G5 belting. G5 belting của Hồ Quỳnh Hương tỏ ra thoải mái, duy trì tốt hơn, cộng hưởng cao hơn. Chính cô đã dùng G5 để nổi bật hơn giọng nam trung rock Kasim Hoàng Vũ trên một sân khấu. Xem 2:46 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=iVI_tPv_bv0

Tuy không đẹp và tròn trịa như F5, nhưng G5 belting của Thu Minh vẫn đáng nể ở Việt Nam, mạnh mẽ, vang, cân bằng tốt, duy trì tốt, thoải mái, dù chưa được tinh tế lắm. Xem từ 3:42 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=yogTJywc_H8

Mỹ Linh là một trong số ít nữ trung hiếm hoi ở Việt Nam belt lên được G5, dù đây không phải quãng thuận lợi của cô nên chưa được tròn trịa lắm. Xem từ 2:51 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=l2TiFrxFFzs

_Đức Long_
Hải Phòng ngày 6 tháng 8 năm 2014

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Nữ hoàng của những note F5 belting

Đối với giọng mezzo soprano và soprano trong âm nhạc đại chúng, F5 belting (còn được gọi là F5 upper chest voice hay F5 mix voice) được coi như một trong những giới hạn kinh điển về độ cao, nơi họ có thể đạt full voice và khoe được những quãng cao nội lực và cũng rất đẹp của mình. Nên nhớ, trong bất kì loại hình âm nhạc nào chú trọng mạnh tới vocal, thì cao độ ít nhiều luôn là áp lực đối với người ca sĩ có cữ âm giọng cao và cận cao. Trừ bass và contralto thì hầu hết các loại giọng còn lại đều phải cố gắng mở rộng quãng cao của mình. Vì thế, đa số các mezzo soprano và soprano trong nhạc đại chúng luôn cố gắng vươn tới những note F5 belting để chứng minh khả năng thanh nhạc của họ. Đồng thời, khán giả nghe nhạc đại chúng cũng khá quen thuộc và thích thú với những note F5 belting này. Sau đây, xin giới thiệu một những note F5 ở một số nữ ca sĩ quen thuộc.

Ngôi vị NỮ HOÀNG CỦA NHỮNG NOTE F5 BELTING chắc chắn thuộc về queen of soul Aretha Franklin. Dù có đi khắp thế giới này, cũng khó lòng tìm được nữ ca sĩ nào lên F5 belting đẹp và chuẩn mực hơn bà. F5 belting của Aretha hội tụ đầy đủ tất cả các yếu tố bao gồm: chất giọng kịch tính âm lượng lớn để đạt tới độ full dễ dàng, âm sắc giọng đẹp, cảm xúc căng tràn, và sự chuẩn mực về kĩ thuật thanh nhạc. Nếu bạn không tin, hãy nghe kĩ từ 2:19 clip live sau. 
https://www.youtube.com/watch?v=G1p92gQTQCg

Tiếp tục thưởng thức note F5 belting đầy nội lực và đẹp lộng lẫy của Aretha ở 1:38 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=hhrt44Vl388

Và ở 3:27 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=7Ifw8JhDBvs

Những note F5 được tung ra đầy chuẩn mực với các kĩ thuật chính xác về cộng minh, pha trộn âm thanh, vị trí âm thanh, vị trí thanh quản, điều khiển khẩu hình, điều phối hơi thở, sự duy trì, thư giãn các cơ, cổ họng mở, và đặc biệt là độ efforless hoàn hảo, bắn vào từng chữ mà vẫn chính xác đến không ngờ, lại cộng thêm một âm sắc giọng khỏe, đẹp. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên những note F5 âm lượng lớn, vang rền đầy kịch tính, sáng và đẹp lộng lẫy, được thực hiện một cách thoải mái, dễ dàng, không hề strain, hụt hơi, khàn, lại vô cùng cảm xúc. Đặc biệt hơn nữa, bà là một trong những giọng mezzo soprano hiếm hoi có thể lên belting F5 đẹp hơn một soprano thuần.

Vị trí thứ hai thuộc về nàng công chúa châu Âu Lara Fabian. Cũng như Aretha Franklin, Lara sở hữu những note F5 belting hoàn toàn chuẩn mực về kĩ thuật, không hề có bất kì một lỗi nào, và cũng được phú một âm sắc giọng khá đẹp cùng với sự thể hiện cảm xúc thành công. F5 belting của Lara có lẽ chỉ thua Aretha ở khoản âm lượng và sự kịch tính, do sắc thái giọng của cô là trữ tình. Hãy nghe từ 3:40 clip live sau.
https://www.youtube.com/watch?v=G5U1Wqytljk

Tiếp tục thưởng thức những note F5 belting đẹp như mơ của Lara ở 2:51 và 3:36 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=1Mo7n1GZvNs

Và thưởng thức note F5 belting kinh điển của Lara ở 4:24 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=PlVTybkEhX4
Vị trí thứ ba, không ai khác ngoài Patti Labelle. Cũng như hai người trên, F5 belting của Patti Labelle đạt tới sự chuẩn mực về kĩ thuật, không có bát cứ lỗi nào. Thậm chí, những note F5 ấy còn có âm lượng lớn, độ kịch tính cao hơn Aretha và duy trì lâu hơn Lara. Nếu xét một cách công bằng, F5 belting của Patti chẳng có gì thua kém hai người trên. Nhưng với tôi, âm sắc giọng kịch tính quá đanh, quá lớn của Patti làm giảm đi độ đẹp trong note F5 belting đó. Nghe 2:14 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=tg1or2P5q68

Việc hát với thanh quản cao trong thời gian dài khiến Whitney Houston thường bị quá sức khi lên F5 belting. Thành thực mà nói, F5 belting không phải note thuận lợi của Whitney. Tuy nhiên, đôi khi Whitney cũng tạo ra được những note F5 vô cùng chuẩn mực, chính xác về kĩ thuật, lại được cộng hưởng với âm sắc giọng đẹp hiếm có (đẹp gần như bậc nhất trong các giọng mezzo soprano và soprano đại chúng) nên nghe vô cùng đã tai. Hãy nghe từ 3:18 clip sau, note F5 belting được tung ra vô cùng sáng, đẹp, thoải mái và đặc biệt là tròn vành, rõ chữ (biệt tài của Whitney).
https://www.youtube.com/watch?v=Df5aaUbRx_s


Mariah Carey những năm 92, 93 cũng sở hữu những note F5 belting vô cùng đẹp và chuẩn xác về kĩ thuật. Thời kì này, cô đã loại bỏ được tính nasal trong F5 belting của hai năm đầu debut, mà vẫn giữ được sự ổn định, không bấp bênh như giai đoạn sau này. Điểm trừ của Mariah có lẽ ở âm lượng hơi nhỏ, mảnh. Hãy nghe Mariah nhấn F5 ba lần vô cùng đẹp từ 3:24 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=UIt3dx4an9c


Cindy Lauper là một giọng soprano trữ tình có kĩ thuật điêu luyện, có thể đẩy lên F5 ở mức spinto với âm lượng và độ rền lớn, dù âm sắc hơi chói và độ vibrato chưa được ổn định.
https://www.youtube.com/watch?v=b0yX7AtGu9E

Việc dùng nasal voice khiến F5 của Celine bị mỏng đi và tác động ít nhiều tới độ đẹp của giọng. Tuy nhiên, trong số các ca sĩ nữ dùng nasal voice ở F5 belting, không ai qua mặt được Celine. F5 belting của cô vẫn giữ được độ to khỏe, vang, sáng và sự thoải mái với thanh quản. Xem từ 2:38 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=T-3NLfCTLTc

Nữ ca sĩ nhạc gospel Tiffany Mosley sở hữu những note F5 belting chính xác với âm lượng cực lớn và độ kịch tính cao, nhưng âm sắc có phần chói và gắt. Với cô ca sĩ này, việc lên F5 belting nhẹ nhàng và dễ dàng chỉ như thở một hơi.
https://www.youtube.com/watch?v=UeRQDqZtSCs

Jennifer Holiday lại có khả năng gằn giọng lên F5, rất uy lực. Xem từ 2:26 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=cmoi4bf6gic

Nhờ kĩ năng gằn giọng, nữ hoàng nhạc blues Etta James có thể belt lên F5, dù cô là một nữ trầm. Xem từ 2:01.
https://www.youtube.com/watch?v=Mun9lDL8MDI

Trong lớp ca sĩ trẻ ngày nay, Beyonce sở hữu những note F5 belting khá tốt và ổn định, nhưng lợi dụng khá nhiều echo, và cũng không thể bằng được các thế hệ trước. Xem từ 6:33 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=aEf8DDrDyV0

Ngang cơ với Beyonce là Kelly Clarkson.
https://www.youtube.com/watch?v=wEDoaw6N0Ys

Jennifer Hudson tuy không bằng hai ca sĩ trên, nhưng cũng sở hữu những F5 belting nội lực, dù chưa chính xác cho lắm. Xem từ 1:40 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=RJNijQzv8Cs

Christina Aguilera có lẽ luôn là ví dụ tiêu biểu của việc thất bại ở các note F5 belting, dù cô là một soprano thuần. Các note F5 belting của Christina rất căng thẳng, gắng gượng, thiếu vang, thiếu ổn định, thiếu hỗ trợ, thiếu kiểm soát, khàn. Đây là hậu quả của việc hát sai vị trí thanh quản, cổ họng hẹp, kiểm soát khẩu hình, hơi thở không tốt. Nghe từ 2:33 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=cjejJvTI0Dc

Tuy thất bại là thế, nhưng cũng có những lúc Christina hát tốt và cho ra được những F5 belting khá ổn. Xem từ 4:28 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=KtbEga2P2po

Danh hiệu F5 belting vô cảm nhất có lẽ thuộc về các ca sĩ Philippines, họ có thể cậy vào chất giọng cao để belt F5 mọi lúc mọi nơi, không cần biết nó có ảnh hưởng tới cảm xúc hay phá hỏng bài hát không, chỉ cần biết lên được F5 là cứ thế lên vô tội vạ. Trong màn live sau, Charice bỏ mặc bài hát, cố gắng phóng lên F5 như để chứng minh: "Đấy, Whitney chỉ belt tới D5, còn tôi lên hẳn F5 cơ đấy!".
https://www.youtube.com/watch?v=7mQCHjpWQWA

Hay như Regine Velasquez, cô sở hữu chất giọng cao vút, có thể hét lên F5 mà chẳng cần quá nhiều kĩ thuật như các ca sĩ khác. Cũng vì thế lên cô luôn hét lên F5 một cách trơn tuột, thiếu kĩ thuật, thiếu cảm xúc.
https://www.youtube.com/watch?v=gvUZECXmaAM

Ở Hàn Quốc, SoHyang là nữ ca sĩ nhạc nhẹ có kĩ thuật vô cùng điêu luyện, sở hữu những note F5 belting chắc chắn, chính xác, nội lực, vang rền, ổn định, không thua bất cứ một vocalist nào của phương Tây, nhưng hơi chói và gắt do âm sắc giọng không được đẹp. Một điểm trừ nữa với SoHyang là cô sử dụng F5 belting với mục đích khoe giọng nhiều hơn là truyền tải cảm xúc.
https://www.youtube.com/watch?v=cgyzG-0C8eE

Tiếp theo SoHyang, Ailee cũng là một trong những nữ ca sĩ nhạc nhẹ hiếm hoi của Hàn Quốc sở hữu những note F5 belting chính xác, dù so với SoHyang thì vẫn là một chặng đường dài.
https://www.youtube.com/watch?v=TZXzhPKeVzI

Thành viên Lee Haeri của nhóm nhạc Davichi cũng sở hữu những note F5 belting sáng, mượt và chính xác. So với hai người trên, cô sử dụng F5 có phần chừng mực và cảm xúc hơn. Xem từ 3:56 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=N7-neixjPXo

Ở Việt Nam, Thu Minh được coi là nữ ca sĩ có thể belt F5 một cách đẹp và chính xác, chuẩn mực nhất. Những note F5 belting của cô rất full, vang và nội lực, có thể ngang với các ca sĩ đẳng cấp trên thế giới. Xem từ 3:08 clip sau để thấy những note F5 được phóng ra đầy căng tràn, chuẩn xác, vang rền, và cũng khá đẹp.
https://www.youtube.com/watch?v=cwCkp_36tgc

Nhờ khả năng mix voice điêu luyện của mình, F5 belting của Hồ Quỳnh Hương cũng khá chính xác, thoải mái và nhẹ nhàng. Nhưng so với Thu Minh, F5 của cô mỏng hơn và thiếu nội lực hơn. Xem từ 2:59 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=zGgN2VENDAE

Mỹ Linh là nữ trung hiếm hoi ở Việt Nam sở hữu những note F5 belting khá đẹp, sáng và căng tràn. Xem từ 3:56 clip sau.
https://www.youtube.com/watch?v=_BuH-9rHS9E

Danh hiệu ca sĩ belt F5 xấu nhất có lẽ nên trao cho Katy Perry. Những note F5 belting của cô chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc rít lên một note chua loét với âm sắc xấu xí, chát chúa.
https://www.youtube.com/watch?v=_fK6hs1-O5s

Những đánh giá trên dựa vào chuyên môn thanh nhạc, nhưng xét đến cùng vẫn thuộc về chủ quan của tác giả, và lấy từ một số ít ca sĩ nữ có tên tuổi. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều nữ ca sĩ sở hữu những note F5 belting rất đẹp mà tôi chưa có điều kiện nói tới.

_Đức Long_
Hải Phòng ngày 28 tháng 10 năm 2014